Tăng thuế xăng dầu chỉ tác động nhẹ lên chỉ số giá tiêu dùng?

PGS.TS Lê Xuân Trường cho biết “Theo tính toán WB, việc tăng thuế bảo vệ môi trường sẽ khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng không đáng kể, khoảng 0,1 - 0,2%. Đây là mức độ không quá lớn và có thể chấp nhận được”.

tang thue xang dau chi tac dong nhe len chi so gia tieu dung Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Tăng thuế xăng dầu sẽ là thách thức đối với kiểm soát lạm phát
tang thue xang dau chi tac dong nhe len chi so gia tieu dung Loạt bất cập trong quản lý, điều hành giá xăng dầu: Tiền thuế người dân không được nộp đầy đủ vào NSNN
tang thue xang dau chi tac dong nhe len chi so gia tieu dung Tăng thuế xăng dầu kịch khung, cơ chế thị trường nên phải chấp nhận?

PGS.TS Lê Xuân Trường, Bộ môn Thuế, Học viên Tài chính nhận định việc tăng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu là cách để người dân san sẻ gánh nặng với nhà nước.

tang thue xang dau chi tac dong nhe len chi so gia tieu dung
Tăng thuế xăng dầu chỉ tác động nhẹ lên chỉ số giá tiêu dùng? Ảnh minh họa.

Giải thích cho quan điểm của mình, ông Trường cho rằng thời gian vừa qua, thuế nhập khẩu xăng dầu từ các nước ASEAN giảm rất nhiều. Điều này đồng nghĩa Nhà nước đã “hy sinh” một khoản thu lớn để giúp giữ mức giá xăng dầu thấp. Nếu tiếp tục hy sinh, Nhà nước sẽ không đủ nguồn thu để thực hiện đầu tư phát triển kinh tế.

“Việc tăng thuế xăng dầu thêm 1.000 đồng/lít người dân sẽ chịu thiệt thòi một chút nhưng gánh nặng của Nhà nước được san sẻ”, ông Trường nhận định.

Ông cho biết “Theo tính toán WB, việc tăng thuế bảo vệ môi trường sẽ khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng không đáng kể, khoảng 0,1 - 0,2%. Đây là mức độ không quá lớn và có thể chấp nhận được”.

Những nhận định của ông trái với ý kiến của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Theo đó, bà cho rằng việc tăng thuế môi trường lên mặt hàng xăng dầu đi kèm với một số yếu tố khác như giá nguên liệu đầu vào tăng, giá cả thế giới biến động có thể làm lạm phát tăng cao hơn. Kịch bản này hoàn toàn có thể xảy ra. Đây cũng là một thách thức đối với việc kiểm soát lạm phát.

Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cũng tăng theo trong khi số người nghèo vẫn còn nhiều. Người dân buộc phải giảm tiêu dùng dẫn đến vừa ảnh hưởng tới đời sống của họ, vừa ảnh hưởng tới đóng góp nền kinh tế. Ngoài ra, việc tăng thuế còn ảnh hưởng tới niềm tin người dân vào hệ thống thuế. Người dân sẽ tin sao đây khi hệ thống ngân sách cứ thiếu hụt mãi và chi thường xuyên vẫn cứ tăng lên.

Vị chuyên gia kinh tế nói thêm “Đồng ý là ngân sách khó khăn, thế nhưng tại sao không thấy nhà nước và Bộ Tài chính đưa ra đề án giảm chi nhằm giảm bội chi ngân sách. Phải chăng Nhà nước cứ việc tiêu tiền còn tất cả các gánh nặng đổ vào dân?”.

Phản biện ý kiến giá xăng dầu Việt Nam thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực, bà Lan cho rằng so sánh này vẫn còn khập khiễng do mức sống ở mỗi nơi một khác. Nếu so sánh với những nước xung quanh như Singapore hay Malaysia, thu nhập của người dân cao hơn so với Việt Nam rất nhiều. Vì vậy, ngay cả khi giá xăng dầu Việt Nam có thấp hơn thì người dân cũng không được hưởng cuộc sống như ở các nước khác phải chịu mức giá xăng dầu cao.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/tang-thue-xang-dau-chi-tac-dong-nhe-len-chi-so-gia-tieu-dung-54852.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/