Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các đối thủ truyền kiếp qua câu chuyện của Nike và Adidas

Nike và Adidas là hai tổ chức phụ thuộc lẫn nhau, dù muốn hay không, giống như một đội bóng đá hay bóng rổ cần phải có đối thủ để có thể thể hiện bản thân.

Quá trình xây dựng thương hiệu, cũng như thể thao, đều nhắm vào việc hấp dẫn bản năng trung thành với một nhóm nào đó của loài người. Và sự trung thành vào việc xây dựng thương hiệu không bao giờ mạnh hơn vào thị trường trang phục thể thao, theo Fortune

Cùng trở nên mạnh mẽ hơn nhờ cạnh tranh

Nike và Adidas là hai tổ chức phụ thuộc lẫn nhau, dù muốn hay không, giống như một đội bóng đá hay bóng rổ cần phải có đối thủ để có thể thể hiện bản thân. 

Một đôi giày thể thao Adidas không chỉ tự nhận "là Adidas", mà nó còn ngầm định "không phải là Nike"; cũng như Nike cũng tự nhận họ "không phải là Adidas". 

Hai tập đoàn có thể căm ghét nhau tận xương tủy, nhưng xét cho cùng, sự cạnh tranh gay gắt giữa họ với nhau đã làm cho cả hai cùng trở nên mạnh mẽ hơn.

Rõ ràng tập đoàn Adidas đã không vì sự phát triển thần tốc của Nike mà tỏ ra hoảng loạn và đưa ra những quyết định sai lầm. 

Nike vs Adidas

Một đôi giày thể thao Adidas không chỉ tự nhận "là Adidas", mà nó còn ngầm định "không phải là Nike"; cũng như Nike cũng tự nhận họ "không phải là Adidas". Ảnh: highlark.com

Mặc dù quảng cáo và tài trợ là những bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong chiến lược tiếp thị của Adidas, nhưng chúng chưa bao giờ buộc các sản phẩm phải trả giá. 

Họ vẫn kiên định với ý định ban đầu của "Adi" Dassler ngày nào, "phong độ" mà sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng cũng quan trọng không kém gì "phong độ" của thương hiệu.

Bí quyết thành công của Adidas

Tính đột phá sáng tạo là bí quyết đầu tiên. Giày đinh dành cho bóng đá, giày đinh để chạy, đế giày bằng chất dẻo tổng hợp: đây chỉ là ba phát minh đột phá giúp xây dựng thành công thương hiệu Adidas.

Phong độ là bí quyết thứ hai. Bản thân cũng là một vận động viên nghiệp dư, "Adi" Dassler không bao giờ mất tập trung đối với phong độ mà các sản phẩm mang lại. Ông luôn tìm những cách thức mới để cải thiện thành tích của các vận động viên thông qua cách sử dụng các thiết bị của Adidas.

Yếu tố thứ ba là tính cạnh tranh. Trang phục thể thao cũng giống như thể thao đều nhắm đến lòng trung thành với một nhóm người hay một tầng lớp nào đó. Chính vì vậy, đó không bao giờ là thị trường thuộc về một thương hiệu duy nhất. 

Adidas cùng lúc bám lấy cuộc chơi của riêng và phát triển mạnh mẽ thông qua những nỗ lực cạnh tranh với các thương hiệu khác như Nike hay Reebok.

Yếu tố thứ tư là tính lịch sử. Không giống như những thương hiệu sản phẩm thể thao khác, Adidas luôn nỗ lực gìn giữ để lịch sử của mình hiện diện song song với sự tồn tại của công ty qua phân bộ Di sản Thể thao. Di sản này không hề làm cho hình ảnh Adidas có vẻ cổ lỗ và lỗi thời, mà còn tạo thành một mốt thời trang của một bộ phận không nhỏ những người trẻ tuổi.

Những ngôi sao nhạc rap như ban nhạc Run DMC, Missy Elliott và các ngôi sao thể thao khác ví như David Beckham đã giúp đem lại sự tin tưởng rộng khắp đối với các thương phẩm thời trang thể thao của Adidas.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/chuyen-phu-thuoc-lan-nhau-giua-cac-doi-thu-truyen-kiep-qua-cau-chuyen-cua-nike-va-adidas-20191008073117291.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/