|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Startup fintech Gpay được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động

08:34 | 23/04/2020
Chia sẻ
Gpay, một thành viên của G-Group là cái tên mới nhất được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực thanh toàn trung gian, thanh toán điện tử và ví điện tử.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa cấp giấy phép hoạt động cho startup công nghệ tài chính Gpay. Với giấy phép này, Gpay có thể cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian , cổng thanh toán điện tử, chuyển tiền kĩ thuật số và ví điện tử.

Gpay là một thành viên của G-Group, tập đoàn với hệ sinh thái gồm nhiều công ty công nghệ. Với giấy phép hoạt động 10 năm, Gpay sẽ gia nhập nhóm gồm 33 công ty đã nhận giấy phép cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam. Năm 2019, một số cái tên khác xin được giấy phép gồm Payme, FinViet, EPay, PayTech, Dibee và Smart Net.

G-Pay là cái tên mới nhất gia nhập thị trường Fintech tại Việt Nam.

G-Pay là cái tên mới nhất gia nhập thị trường Fintech tại Việt Nam. Ảnh: G-Pay

"Gpay có một hệ sinh thái hộ trợ từ G-Group với 20 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính, cộng đồng game, mạng xã hội và công ty công nghệ. Chúng tôi sẽ nhanh chóng đầu tư vào khâu tuyển dụng, đồng thời nhanh chóng gọi vốn vòng Series A", ông Trần Công, một thành viên hội đồng quản trị công ty chia sẻ.

Hiện tại, Gpay nằm trong hệ sinh thái gồm mạng xã hội Gapo, công ty game GTV, công ty truyền thông Beatvn và ứng dụng cho vay ngang hàng Tima. Tất cả những công ty trong hệ sinh thái đều có thể hỗ trợ được Gpay. Năm ngoái, G-Group đã bơm 500 tỉ vốn cho Gapo, theo tuyên bố từ ông Hà Trung Kiên, giám đốc Gapo.

CEO Hà Trung Kiên tiết lộ G-Group đã đầu tư 500 tỉ vào Gapo.

CEO Hà Trung Kiên tiết lộ G-Group đã đầu tư 500 tỉ vào Gapo. Ảnh: G-Group

Gpay ra đời năm 2018 và công ty tuyên bố đạt tổng giá trị giao dịch lên đến 50 triệu USD. Mục tiêu của GPAY là chạm mốc 5 triệu người dùng vào năm 2023. 

Tại Việt Nam, thói quen sử dụng tiền mặt khá phổ biến. Do đó dư địa với các startup tintech là rất cao. Tuy nhiên, chính vì thế, sự cạnh tranh trong thị trường là vô cùng khốc liệt. Ở riêng mảng ví điện tử, Moca, ZaloPay và Momo đã chiếm hơn 90% thị phần.

Tiểu Phượng