Nhà hàng không chỗ ngồi có thể đe dọa mô hình kinh doanh ẩm thực truyền thống

Nhờ mô hình "bếp chung", các nhà hàng tăng lượng thức ăn cho số lượng khách lớn hơn nhưng không cần xây đựng thêm hay mở rộng cơ sở.

Ưu điểm vượt trội của mô hình bếp chung (Cloud Kitchen)

Chi phí đầu vào thấp, tập khách hàng tăng dần, biên lợi nhuận đảm bảo, quá trình kinh doanh đơn giản, dễ mở rộng quy mô là một công thức hoàn hảo cho một mô hình kinh doanh.

Khái niệm "bếp chung" hội tụ đầy đủ những yếu tố ấy, đặc biệt là ở những quốc gia có vô số nhà hàng, quầy thực phẩm đường phố và trung tâm thực phẩm như Ấn Độ.

Về bản chất, "bếp chung" là những nhà hàng chỉ bán thức ăn cho những người đặt món rồi ăn ở nhà. Người tiêu dùng sẽ đặt món qua một web hoặc ứng dụng (app). Sau khi nhận đơn, nhà hàng chế biến và giao món tới tận nhà khách hàng.

Ý tưởng bếp ảo đã trở thành mô hình mà nhiều người chuộng trong ngành kinh doanh ẩm thực ở các đô thị lớn, và nhanh chóng xâm nhập vào các thành phố hạng hai và hạng ba.

bep ao

Cơ hội rất lớn

Một nghiên cứu của Quỹ Indian Brand Equity cho thấy, chỉ riêng tại Ấn Độ, quy mô thị trường giao món ăn đạt 15 tỉ USD vào thời điểm hiện tại. Tổ chức Market Research Future nhận định thị trường giao món ở Ấn Độ có thể tăng hơn 16% mỗi năm và đạt giá trị 17 tỉ USD vào năm 2023.

Trên phạm vi toàn cầu, theo dự đoán của bộ phận nghiên cứu thuộc ngân hàng đầu tư Thụy Sĩ UBS, thị trường giao đồ ăn trực tuyến có thể tăng từ mức 35 tỉ USD (năm 2018) lên 365 tỉ USD vào năm 2030. 

Sự phát triển của lĩnh vực giao món ăn đã thay đổi mối quan hệ của thực khách với các nhà hàng. Trước kia, thực khách thường biết rõ vị trí của các nhà hàng và có lẽ họ từng ăn ở đó trước khi đặt thức ăn từ xa. 

Nhưng các ứng dụng số đã thay đổi trải nghiệm này. Ở nhiều thành phố nhộn nhịp, nhiều thực khách gọi món từ các nhà hàng mà họ không hề biết vị trí của chúng trên bản đồ. 

Mô hình bếp chung của cựu tổng giám đốc Uber

Kitchen United là "nhà hàng ảo" mà Google rót 10 triệu USD vào cuối năm 2018. Nhờ mô hình "bếp chung", các nhà hàng tăng lượng thức ăn cho số lượng khách lớn hơn nhưng không cần xây đựng thêm hay mở rộng cơ sở. 

Mục tiêu của Kitchen United là vận hành những "nhà bếp thương mại hiện đại" mà các nhà hàng ở mọi quy mô – từ chuỗi nhà hàng lớn đến nhà hàng mới ra đời – đều có thể thuê để mở rộng khả năng giao hàng.

Dữ liệu nhân khẩu học và "bản đồ nhu cầu" đối với từng loại ẩm thực cụ thể là vũ khí lợi hại của Kitchen United. Nhờ dữ liệu nhân khẩu học, công ty có thể xác định địa điểm phù hợp nhất để đặt các "bếp trung tâm".

Kitchen United

Các đầu bếp trong một nhà hàng của Kitchen United. Ảnh: yelp.com

Sau đó, "bếp trung tâm" có thể hỗ trợ từ 10 tới 20 nhà hàng chuyên giao món ăn cho thực khách gọi món thông qua ứng dụng.

Các nhà hàng bên trong không gian của Kitchen United có thể tận dụng nhiều công nghệ dành cho nhà hàng. Kitchen United cũng cung cấp các giải pháp phần mềm, hỗ trợ tiếp thị và quảng bá món ăn. 

Khách hàng của Kitchen United cũng có thể tận dụng dữ liệu mà họ thu thập để thấu hiểu người tiêu dùng và phát triển kinh doanh.

Travis Kalanick, người đồng sáng lập và cựu tổng giám đốc của hãng gọi xe Uber, đã đầu tư 150 triệu USD cho Kitchen United thông qua quỹ đầu tư do ông thành lập. Ngoài Kitchen United, ông còn đầu tư cho mô hình bán lẻ kiểu mới, mang tên Cloud Retail.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/mo-hinh-bep-chung-cua-cuu-tong-giam-doc-uber-co-the-thay-doi-linh-vuc-kinh-doanh-nha-hang-20190912232833903.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/