Nguồn cung thiếu hụt, các nhà sản xuất lốp Ấn Độ muốn nhập khẩu miễn thuế cao su

Ngành công nghiệp lốp xe Ấn Độ đã bày tỏ lo ngại về sự mất cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa 

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất lốp ô tô Ấn Độ (ATMA), khoảng cách giữa sản xuất và tiêu thụ cao su dự kiến là 470.000 tấn trong năm tài khóa hiện tại (2018 - 2019), đánh dấu một mức cao chưa từng có. ATMA đã yêu cầu các biện pháp cấp bách để cung cấp cao su cho ngành công nghiệp thông qua việc làm hoạt động nhập khẩu dễ dàng hơn.

Khoảng cách giữa sản xuất và tiêu thụ nội địa đã được nới rộng trong vài năm qua. Từ mức thiếu hụt 60.000 tấn trong niên vụ 2011 - 2012, đến 410.000 tấn trong tài khóa vừa qua và dự kiến ​​sẽ tăng lên 470.000 tấn trong năm hiện tại.

Sản xuất trong nước được dự đoán không thể đáp ứng 40% yêu cầu. Đây là một vấn đề đáng lo ngại khi ngành công nghiệp lốp xe đã tăng đầu tư để phù hợp với tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô.

"Sự phụ thuộc của ngành công nghiệp đối với cao su nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng để đáp ứng yêu cầu trong nước", ông Rajiv Budhraja, Tổng giám đốc ATMA nói.

nguon cung thieu hut cac nha san xuat lop an do muon nhap khau mien thue cao su
Nguồn cung thiếu hụt, các nhà sản xuất lốp Ấn Độ muốn nhập khẩu miễn thuế cao su.

Ngành công nghiệp này đang chịu gánh nặng từ mức thuế nhập khẩu cao để giữ cho các nhà máy hoạt động. Trong khi nhập khẩu cao su là bắt buộc để đáp ứng nhu cầu nội địa, môi trường chính sách lại rất hạn chế. Mức thuế hải quan của Ấn Độ cao hơn 25% so với thuế suất của bất kỳ quốc gia nhập khẩu nào khác. Ngoài ra, nhập khẩu chỉ được cấp phép tại hai cảng chỉ định là JNPT và Chennai. Các rào cản phi thuế quan này làm tăng chi phí và thời gian hậu cần.

Bên cạnh đó còn có các trạm thu phí trước khi tiếp cận được đến cao su nhập khẩu. Ngành công nghiệp cần phải tuân thủ điều kiện trước nhập khẩu với nghĩa vụ xuất khẩu lốp. Thời gian xuất khẩu bổ sung (đối với lốp xe) đã giảm từ 18 tháng xuống còn 6 tháng khiến việc tiếp cận nguồn nguyên liệu thô đang thiếu hụt trong nước trở nên khó khăn.

ATMA đã yêu cầu Bộ Thương mại và Công nghiệp Thương mại miễn thuế nhập khẩu lượng cao su tương đương với mức thâm hụt trong nước dự kiến, vì thuế nhập khẩu cao làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh về giá của ngành. Ngành công nghiệp tiêu thụ 65 - 70% cao su sản xuất trong nước. Tuy nhiên nó đang phải đối mặt với sự khan hiếm vì sự sẵn có của cao su giảm đáng kể trong nhiều tháng liên tục.

Trước mắt, ngành công nghiệp đã yêu cầu nhập khẩu cao su trên cơ sở hạn ngạch thuế quan (TRQ) với thuế suất bằng 0 đối với mức chênh lệch giữa sản xuất và tiêu dùng trong nước. ATMA cũng đã yêu cầu loại bỏ các giới hạn về cảng và những biện pháp hạn chế khác, nhân tố khiến cho lĩnh vực này không công bằng đối với ngành công nghiệp trong nước khi so với các đối tác quốc tế.

nguon cung thieu hut cac nha san xuat lop an do muon nhap khau mien thue cao su Sau hồ tiêu, Ấn Độ lại muốn áp giá tối thiểu đối với cao su nhập khẩu

Theo The Hindu BusinessLine, giá nhập khẩu tối thiểu đối với cao su là cần thiết để tránh tình trạng bán phá giá, thông qua ...

nguon cung thieu hut cac nha san xuat lop an do muon nhap khau mien thue cao su Người trồng cao su Ấn Độ phản đối áp tiêu chuẩn chất lượng cố định với cup lump nhập khẩu

Hiệp hội những người trồng cao su Ấn Độ đã thúc giục Bộ Thương mại nước này ngừng việc áp tiêu chuẩn cố định đối ...

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/nguon-cung-thieu-hut-cac-nha-san-xuat-lop-an-do-muon-nhap-khau-mien-thue-cao-su-55210.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/