Ngành dệt may 'đói' đơn hàng

Trái với sự bùng nổ của quý I và quý II, nửa cuối năm, tình hình xuất nhập khẩu ngành dệt may chững lại do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lạm phát, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc khi Việt Nam đang nhập khẩu trên 40% nguyên phụ liệu từ thị trường này.

Doanh nghiệp “đói” đơn hàng

Thị trường tiêu thụ khó khăn, một số đối tác yêu cầu hủy hoặc hoãn thời gian giao hàng khiến áp lực càng đè nặng lên các doanh nghiệp dệt may.

"Vừa tuần trước khi tôi công tác ở Thái Lan, một số khách cho biết đang rà soát lại hàng tồn kho. Họ giật mình khi sắp Giáng Sinh rồi mà lượng hàng tồn kho còn quálớnvàyêucầuMay10từtừ sản xuất. Trong khi đó chúng tôi đã nhập nguyên phụ liệu rồi. Tình trạng tương tự xảy ra với một số khách hàng khác của chúng tôi. Có khoảng 10 - 15% khách hàng yêu cầu ra Tết mới bắt đầu sản xuất", ông Thân Đức Việt Tổng Giám đốc Tổng CTCP May 10 chia sẻ.

Nhiều doanh nghiệp hiện đang thiếu đơn hàng cho tháng 11 và 12. Tại một số doanh nghiệp, tình trạng thiếu đơn hàng thậm chí bắt đầu ngay từ tháng 7. Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) dự kiến

tình trạng này kéo dài đến quý I của năm sau với mức giảm bình quân 25 - 27%.

Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (May Thành Công), cho biết: “Năm nay, lượng đơn hàng về không được như mọi năm. Thông thường đến quý IV, chúng tôi đã nhận được hết đơn hàngchoquýInămsauvàđâylà hai quý cao điểm. Tuy nhiên, hiện lượng đơn hàng cho quý I/2023 chỉ đạt khoảng 80% so với kế hoạch”.

Theo ông Tùng những doanh nghiệp phía Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với phía Nam vì chủ yếu tập trung vào thị trường Mỹ và châu Âu, còn phía Nam tập trung nhiều vào thị trường châu Á.

Theo số liệu của VITAS, trong tháng 9, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giảm sâu 29% so với tháng 8 xuống 3,2 tỷ USD. Sang tháng 10, kim ngạch tăng nhẹ 4,7% lên gần 3,4 tỷ USD. 

 

 

Tính chung 10 tháng 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng 17,2% lên gần 38 tỷ USD. Năm nay ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 42-43 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2021. Hiệp hội kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ đạt 45 - 47 tỷ USD trong năm 2023, tuỳ diễn biến tình hình cuối năm 2022.

 

Chủ tịch VITAS, ông Vũ Đức Giang nhận định áp lực lạm phát và sự suy giảm sức mua từ các nước lớn đã và đang tác động rất lớn đối với ngành dệt may. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố bất định như đồng tiền euro, yen Nhật mất giá trong khi đồng USD tăng giá nên việc xuất nhập khẩu trong chuỗi cung ứng ngành dệt may khó khăn.

Những doanh nghiệp làm gia công chịu áp lực về khách hàng và đơn hàng lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp FOB và OEM (xưởng may sẽ mua vật liệu theo yêu cầu của khách hàng sau đó may sản phẩm, gắn mác để quảng bá được hình ảnh, cũng như thương hiệu của người đặt may).

Tuy nhiên, đổi lại những doanh nghiệp làm FOB, OEM chịu áp lực về lãi suất ngân hàng tăng không

có tiền mua nguyên phụ liệu, biến động tỷ giá đồng VND tăng so với ngoại tệ. Những đơn vị gia công lại không phải bỏ tiền mua nguyên phụ liệu thì không ảnh hưởng.

“Người ta cứ nói đồng USD tăng giá thì xuất khẩu có lợi nhưng điều đó chỉ đúng với một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp làm gia công. Đồng VND càng mất giá, đồng USD càng tăng giá họ càng hưởng lợi vì không phải nhập nguyên liệu chỉ gia công và lấy tiền USD về. Ví dụ USD tăng 9% thì họ lợi 9%. Nhưng với doanh nghiệp FOB như chúng tôi phải nhập khẩu nguyên phụ liệu do đó không có lợi”, ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng CTCP May 10 chia sẻ.

Vị này nói thêm từ đầu năm đến nay, có lúc đồng USD đã tăng 9,1% so với VND. Với tình hình này, nguy cơ ảnh hưởng đến lãi lỗ chênh lệch tỷ giá cho ngay cả nguyên phụ liệu đầu vào.

Đã có nhiều doanh nghiệp phải đối diện với quyết định khó khăn là cắt giảm lao động trong khi đây được ví như tài sản số một của doanh nghiệp ngành này.

"Không cẩn thận chưa làm đã lỗ, chưa nói đến lỗ trong khi làm vì doanh nghiệp còn phải trả lương cho người lao động", ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng CTCP May 10 cho biết. 

Ông Phạm Quang Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH May mặc Dony, cho biết: "Hồi đầu năm, để phục vụ nhu cầu tăng sản xuất sau dịch, công ty tuyển rất nhiều lao động thời vụ. Có thời điểm, lao động thời vụ chiếm hơn một nửa tổng số lao động của công ty nhưng hiện nay do đơn hàng giảm, công ty không còn duy trì hình thức tuyển dụng nhóm lao động  này và với các lao động nghỉ việc đều không tuyển bù như trước. Lượng lao động hiện tại còn chưa đến 50% so với hồi đầu năm".

 

Số liệu của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho hay từ tháng 9 đến tháng 11, hơn 631.300 lao động ở 28 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở phía Nam bị ảnh hưởng. Trong đó, gần 570.000 người bị giảm giờ làm, hơn 34.500 bị cắt giảm và trên 31.000 trường hợp nghỉ không lương hoặc bị tạm hoãn hợp đồng.

Ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất là chế biến gỗ, dệt may, da giày, điện tử, thực phẩm, dịch vụ, du lịch... Việc cắt giảm này đi ngược xu thế mọi năm khi cùng kỳ các nhà máy thường gia tăng tuyển dụng để đáp ứng đơn hàng.

Chuyển mình trong cơn bão

Những khó khăn của ngành dệt may được dự báo còn kéo dài đến quý I/2023. Một số doanh nghiệp thậm chí cho rằng phải đến quý II năm sau đơn hàng mới bắt đầu

phục hồi trở lại, phụ thuộc vào tình hình kiểm soát lạm phát tại các nước lớn đặc biệt là Mỹ và châu Âu.

Đối diện với những khó khăn đó, đa dạng hoá các thị trường tiêu thụ cũng là một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để giảm mức độ ảnh hưởng.

Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch May Thành Công, cho biết việc tập trung vào các thị trường châu Á, đặc biệt Nhật Bản, Hàn Quốc thay vì Mỹ và châu Âu giúp lượng đơn hàng dù giảm nhưng không quá nhiều.

“Những doanh nghiệp nào phụ thuộc vào Mỹ và châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nhiều, có thể trên 50% đơn hàng. Riêng với Thành Công may mắn hơn là phân bổ cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Do đó sự sụt giảm tương đối ít so với doanh nghiệp khác”.

Dệt may Thành Công xuất khẩu hàng dệt may đi nhiều nước lớn trên thế giới. Trong đó, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất với 56,5% (Nhật Bản chiếm 21,5%, Hàn Quốc chiếm 20,2%...). Tiếp đến là châu Mỹ chiếm 41%, trong đó thị trường Mỹ chiếm 39,57%,

châu Âu chiếm 2,2% trong đó thị trường Anh chiếm 2%.

Một số doanh nghiệp khác lại chọn giải pháp chuyển đổi làm các sản phẩm mới, thậm chí nhận những đơn hàng nhỏ hơn với thời gian giao hàng ngắn.

"Có công ty đang sản xuất may mặc thì họ làm túi xách để có công việc cho người lao động mặc dù năng suất rất thấp nhưng họ có thể giữ được tài sản lớn nhất là con người”, Chủ tịch VITAS cho biết.

Còn tại May 10, doanh nghiệp này chấp nhận làm đơn hàng thời trang với yêu cầu cao hơn nhưng số lượng nhỏ lẻ và thời gian giao hàng ngắn trong khi thế mạnh là hàng sơ mi, veston.

“Việc chuyển đổi này không hề dễ dàng trong thời gian ngắn. Những công ty khác vốn làm những sản phẩm cơ bản với số lượng lớn rất khó để xoay nhanh sang làm hàng thời trang yêu cầu cao và số lượng ít. Do đó tôi cho rằng đây là thế mạnh của May 10 trong bối cảnh khó khăn hiện nay”, ông Thân Đức Việt cho hay.


 

Trích Đặc san "Doanh nhân Việt Nam - Xuân Quý Mão"- Số tháng 1/2023 Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam.

 

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/nganh-det-may-doi-don-hang-202312581443292.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/