NĐT cá nhân bán ròng đột biến gần 5.300 tỷ đồng tuần VN-Index bốc hơi 79 điểm, tâm điểm FPT, VIC, STB

Trái ngược với diễn biến kém sắc của thị trường chung, dòng vốn ngoại đẩy mạnh mua ròng 2.587 tỷ đồng trên HOSE. Đối ứng với giao dịch của NĐT nước ngoài, cá nhân trong nước có tuần bán ròng đột biến 5.287 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ xả ròng 5.161 tỷ đồng.

Sắc đỏ bao phủ thị trường chứng khoán trong nước 4 phiên giao dịch đầu tuần. Dòng tiền bắt đáy trở lại giúp VN-Index đóng cửa cuối tuần với sắc xanh khi lực cầu được kích hoạt mạnh mẽ và có lúc ghi nhận mức tăng hơn 22 điểm ở trong phiên. Đóng cửa, VN-Index tăng hơn 9 điểm.

Tính chung cả tuần, VN-Index trải qua 4 phiên giảm, 1 phiên tăng, mất đi 79,33 điểm tương đương 5,44% và dừng chân tại mốc 1.379,23 điểm. Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 23.527 tỷ đồng, tăng 13% so với tuần trước đó nhưng vẫn giảm 3,6% so với mức trung bình 5 tuần gần đây. 

Trong tuần thị trường lao dốc trong tâm lý giao dịch bi quan của nhà đầu tư, VCB là bluechips duy nhất có tác động đáng kể bên chiều tăng, với mức đóng góp 2,4 điểm cho VN-Index.

Ở chiều ngược lại, Top10 mã ảnh hưởng tiêu cực lên chỉ số gọi tên loạt cổ phiếu trụ đến từ nhóm bất động sản, ngân hàng, dầu khí như VHM, GVR, VIC, SHB, CTG, VPB, NVL, PLX, GAS, MBB. Danh mục này đã lấy đi 28,5 điểm của VN-Index.

Trái ngược với diễn biến kém sắc của thị trường chung, dòng vốn ngoại đẩy mạnh mua ròng 2.587 tỷ đồng trên HOSE. Đối ứng với giao dịch của NĐT nước ngoài, cá nhân trong nước có tuần bán ròng đột biến 5.287 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ xả ròng 5.161 tỷ đồng.

 

 Thống kê giao dịch qua kênh khớp lệnh theo nhóm nhà đầu tư. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

NĐT cá nhân bán ròng loạt cổ phiếu bất động sản, ngân hàng trong nhịp lao dốc

Xét giao dịch theo từng nhóm ngành, xu hướng bán ròng chiếm vị thế áp đảo khi nhà đầu tư cá nhân bán ròng tại 14/18 nhóm ngành. Trong đó, NĐT cá nhân chuyển hướng bán ròng đột biến hai nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường là bất động sản & ngân hàng. Về giá trị cụ thể, hai ngành này bị bán ròng khớp lệnh lần lượt 1.207 tỷ đồng và 1.152 tỷ đồng, đây cũng là hai nhóm ngành ảnh hưởng tiêu cực nhất lên thị trường tuần qua.

 

Thống kê của FiinTrade cho thấy chỉ số dòng tiền tích lũy của nhóm ngân hàng đang trong xu hướng giảm từ tháng 6/2021, hiện đang ở vùng thấp của 1 năm và mang giá trị âm cho thấy dòng tiền vào nhóm này đã rút ra khỏi thị trường trước đó khiến chỉ số giảm.

Trong phiên thứ Sáu có sự phân kỳ giữa chỉ số giá và dòng tiền, điều này cho thấy hành động giá của nhóm ngân hàng đang khỏe và nếu trong những phiên tới dòng tiền được cải thiện và xóa bỏ phân kỳ giá sẽ tăng tích cực hơn.

Chỉ số dòng tiền của cổ phiếu vua trong mối tương quan với thanh khoản toàn thị trường vẫn ở vùng cao cho thấy dòng tiền vào nhóm này mạnh hơn thị trường. Có sự phân kỳ âm giữa dòng tiền và chỉ số giá cho thấy áp lực bán của nhóm này đã giảm.

Nối tiếp, lực xả với quy mô hàng trăm tỷ đồng của các cá nhân nội còn tìm đến ngành thực phẩm & đồ uống (806 tỷ đồng), hàng & dịch vụ công nghiệp (504 tỷ đồng), công nghệ thông tin (393 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (291 tỷ đồng),...

 

 

 Giao dịch khớp lệnh của nhà đầu tư cá nhân theo nhóm ngành. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu bảo hiểm bất ngờ trở thành nhóm thu hút phần lớn lực cầu trong tuần khi được mua ròng gần 192 tỷ đồng. Tuy vậy, giá trị mua gom ở nhóm này vẫn ở mức thấp so với quy mô bán ròng của các nhóm ngành khác trong tuần.

Kế tiếp, lực cầu cá nhân cũng duy trì ở nhóm dịch vụ tài chính, hóa chất và truyền thông với giá trị thấp hơn.

NĐT cá nhân xả ròng hàng trăm tỷ đồng loạt bluechips

Mặc dù nhóm địa ốc là tâm điểm bán ròng của các cá nhân trong nước tuần qua, hai mã DIG và VHM lại là hai mã được mua ròng nhiều nhất với giá trị lần lượt là 326,6 tỷ và 221,7 tỷ đồng.

Nối tiếp, dòng tiền cũng tập trung phần lớn ở DGC của Hóa chất Đức Giang với 211,5 tỷ đồng. Sau chuỗi tăng không thấy đỉnh, DGC cũng không nằm ngoài xu hướng điều chỉnh trong bối cảnh tiêu cực của thị trường chung. Cổ phiếu có nhịp giảm 4%, đóng cửa phiên cuối tuần tại 238.000 đồng/cp.

Là một trong hai nhóm bị bán ròng mạnh nhất tuần, danh mục mua gom của nhà đầu tư cá nhân cũng xuất hiện hai đại diện đến từ các nhà băng như VPB (122,2 tỷ đồng) và OCB (69,8 tỷ đồng).

Ngoài ra, hoạt động giải ngân của các cá nhân nội còn được chứng kiến ở nhóm bảo hiểm, chứng khoán, thủy sản với MIG (103,8 tỷ đồng), VND (84,7 tỷ đồng), SSI (77,2 tỷ đồng) và  VHC (71,9 tỷ đồng).

 

 Top 10 mã được NĐT cá nhân mua/bán ròng nhiều nhất qua kênh khớp lệnh tuần. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Ở chiều bán ra, hoạt động rút vốn tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn với 8 đại diện đến từ rổ VN30. Dẫn đầu danh mục bán ròng là cổ phiếu FPT của với 377,6. 

Lực xả kéo dài xuyên suốt 5 phiên trong tuần dù FPT là một trong những mã trụ "cứng" nhất giữa áp lực bán tháo của thị trường tuần qua. Thị giá cổ phiếu chỉ giảm gần 3,4% sau 1 tuần, đóng cửa phiên thứ Sáu tại 111.100 đồng/cp. Trái ngược với các cá nhân, cổ phiếu của ông lớn công nghệ FPT lại được dòng tiền tổ chức nội hấp thụ toàn bộ với giá trị vào ròng đạt hơn 381 tỷ đồng.

Tương tự, giao dịch bán ròng cũng tìm đến loạt bluechips như VIC (364,1 tỷ đồng), STB (319,9 tỷ đồng), VNM (318,6 tỷ đồng), MSN (317,4 tỷ đồng), MWG (259,2 tỷ đồng), VRE (248,4 tỷ đồng) và TCB (242,3 tỷ đồng).

Hai midcap ngành bất động sản cũng lọt Top10 bán ròng trong tuần là NLG và KBC với giá trị xả ròng lần lượt là 215,6 tỷ và 213,6 tỷ đồngtr

 

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/ndt-ca-nhan-ban-rong-dot-bien-gan-5300-ty-dong-tuan-vn-index-boc-hoi-79-diem-tam-diem-fpt-vic-stb--2022423115842724.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/