Nam Á Bank: 'Gánh nặng' nợ xấu từ bất động sản

Dành một phần lớn tín dụng cho vay bất động sản (BĐS) là nguy cơ hiện hữu đối với sức khỏe tài chính không chỉ của Nam Á Bank mà của nhiều ngân hàng khác...

nam a bank ganh nang no xau tu bat dong san

Theo báo cáo hoạt động kinh doanh, tính đến 30/6/2017, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Nam A Bank đạt 48.531 tỷ đồng, tăng 13,4% so đầu năm; huy động vốn thị trường 1 (ngân hàng - với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp) là 38.145 tỷ, tăng 12%. Cho vay thị trường 1 đạt 28.155 tỷ, tăng 4.116 tỷ so với đầu năm.

Tuy nhiên, theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2016, với nhiều điểm đáng lo ngại, tập trung vào cho vay lĩnh vực BĐS. Theo đó, lãi sau thuế của Nam Á Bank trong năm 2016 ở mức 33 tỷ đồng, bằng 1/6 so với năm 2015 (194 tỷ đồng), lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) qua đó giảm từ 598 đồng còn 109 đồng.

Theo đánh giá của các chuyên gia kiểm toán, kết quả kinh doanh của Nam Á Bank suy giảm phần lớn xuất phát từ gánh nặng nợ xấu, khi mà số dư chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng gấp đôi lên 482 tỷ đồng, bào mòn đáng kể lợi nhuận của Ngân hàng.

So với nhiều ngân hàng khác đa dạng hình thức cho vay nhưng Nam Á Bank tiếp tục ưu tiên cho vay kinh doanh bất động sản, với số dư tín dụng dành cho mảng này tăng từ 5.828 tỷ đồng lên 7.017 tỷ đồng trong năm vừa qua. Tỷ lệ tương đối theo đó tăng từ 27,93% lên 29,19% dư nợ cho vay khách hàng.

Theo đó, BĐS cũng là loại hình tài sản thế chấp có giá trị lớn nhất tại Nam Á Bank, với số dư tới cuối kỳ 2016 là 31.089 tỷ đồng, chiếm ¾ tổng giá trị tài sản thế chấp cho các khoản vay, còn lại là giấy tờ có giá (8.300 tỷ đồng) và động sản (2.424 tỷ đồng).

Tổng tài sản tại ngày 31/12/2016 của Nam Á Bank ở mức 42.852 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm, chiếm phần lớn mức tăng trên là các khoản mục cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư, tài sản có khác.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, cho vay kinh doanh BĐS là lĩnh vực hàm chứa nhiều rủi ro không những vì khả năng thu hồi chậm, thời gian cho vay dài mà còn ảnh hưởng bởi những quy định kiểm soát của NHNN. Những rủi ro này làm tăng chi phí cơ hội và khiến ngân hàng phải cân nhắc thận trọng hơn khi quyết định cho vay.Cho vay kinh doanh BĐS là một lĩnh vực mà hầu như ngân hàng liên tục phải cân nhắc về tỷ trọng trong tổng mức tín dụng cho vay hiện nay. Bởi vì, đây là một lĩnh vực kinh doanh có yếu tố rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường. Hầu như tất cả các ngân hàng đều có sản phẩm này trong danh mục cho vay nhưng cũng không ít ngân hàng luôn hạn chế con số dư nợ từ lĩnh vực này ở mức rất thấp.Theo thống kê từ báo cáo tài chính trong năm 2016, tổng mức cho vay kinh doanh BĐS ước đạt trên 113 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, khẩu vị rủi ro và lựa chọn của từng ngân hàng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản là hoàn toàn khác nhau.

Tại BIDV, VietinBank, ACB, MBBank và SHB tỷ trọng cho vay lĩnh vực này chỉ ở mức dưới 8%, thấp nhất là tại ngân hàng ACB là 2,2%...Hiện nay, mục tiêu kiểm soát thị trường BĐS, NHNN đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực này nhất là cho vay kinh doanh BĐS. Đồng thời, NHNN đề nghị các ngân hàng cần hạn nhằm chế và thận trọng khi xem xét, thẩm định dự án, quyết định cho vay các dự án mới đặc biệt là các dự án nhà ở thương mại cao cấp, khu nghỉ dưỡng, dự án có khả năng thanh khoản thấp.

Bên cạnh đó, NHNN cũng ban hành thông tư 06 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 36 quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD). Trong đó, có hai điểm khá quan trọng là tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được điều chỉnh từ 60% xuống 50% và tỷ lệ rủi ro kinh doanh BĐS được điều chỉnh tăng từ 150% lên 200%.Do vậy, các ngân hàng đã đụng trần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn sẽ phải cân nhắc, lựa chọn dự án cho vay, nếu không phải tăng huy động vốn trung dài hạn để cho vay.Tỷ lệ rủi ro kinh doanh BĐS tăng lên khiến ngân hàng càng hạn chế cho vay kinh doanh BĐS hơn bởi vì chi phí cơ hội gia tăng. Ngân hàng sẽ phải đưa ra quyết định cho vay lĩnh vực này một cách thận trọng hơn hoặc xem xét tăng trưởng cho vay ở lĩnh vực khác...

nam a bank ganh nang no xau tu bat dong san Kienlongbank 'dai dẳng' với hơn 2.300 tỷ đồng cục nợ cơ cấu lại, chiếm hơn 10% tổng dư nợ

Mặc dù nằm trong top 3 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống nhưng Kienlongbank hiện có 2.324 tỷ đồng nợ ...

nam a bank ganh nang no xau tu bat dong san Huy động vốn của Nam A Bank tăng 12% trong nửa đầu năm

Tính đến 30/6/2017, tổng tài sản của Nam A Bank đạt 48.531 tỷ đồng, tăng 13,4% so đầu năm.

nam a bank ganh nang no xau tu bat dong san Nam A Bank được cấp tín dụng qua bao thanh toán trong nước

Từ ngày 26/6, Nam A Bank được NHNN chấp thuận bổ sung các hoạt động cấp tín dụng qua bao thanh toán trong nước; tư ...

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/nam-a-bank-ganh-nang-no-xau-tu-bat-dong-san-30325.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/