Lí thuyết cổ điển về lãi suất (Classical Theory of Interest) là gì?

Lí thuyết cổ điển về lãi suất (tiếng Anh: Classical Theory of Interest) là một trong những lí thuyết cổ xưa về lãi suất. Lí thuyết này được xây dựng từ thế kỉ 18 và 19 bởi các nhà kinh tế Anh và sau đó được phát triển thêm vào đầu thế kỉ 20.

Chưa có tên

Hình minh họa (Nguồn: Theory)

Lí thuyết cổ điển về lãi suất (Classical Theory of Interest)

Lí thuyết cổ điển về lãi suất - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Classical Theory of Interest.

thuyết cổ điển về lãi suất được xây dựng từ thế kỉ 18 và 19 bởi các nhà kinh tế Anh, sau đó được nhà kinh tế người Áo là Bohm Bawek chắt lọc lại và Irving Fisher phát triển thêm vào đầu thế kỉ 20. Lí thuyết cổ điển về lãi suất cho rằng lãi suất được quyết định bởi hai yếu tố: cung tiền tiết kiệm và cầu vốn đầu tư.

thuyết cổ điển về lãi suất nhấn mạnh đến thói quen tiết kiệm của công chúng và nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất. Những yếu tố này thường thay đổi chậm, do vậy, thuyết cổ điển về lãi suất được xem là thích hợp cho việc giải thích lãi suất dài hạn. (Theo Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê)

Vào những năm 1930 nhà kinh tế học người Anh, John Maynard Keynes, đã phát triển lí thuyết ngắn hạn về lãi suất, gọi là Lí thuyết thanh khoản về lãi suất. Theo lí thuyết này, sự tác động giữa tổng cầu và tổng cung tiền tệ quyết định lãi suất cân bằng trong ngắn hạn.

Cầu vốn đầu tư

Theo thuyết cổ điển về lãi suất, cung tiết kiệm từ các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ là yếu tố quan trọng quyết định lãi suất nhưng không phải là yếu tố duy nhất. Lãi suất còn phụ thuộc và một yếu tố quan trọng khác nữa, đó là cầu vốn đầu tư.

Cầu vốn đầu tư chủ yếu là cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp và một phần của chính phủ. Hàng năm doanh nghiệp cần một khối lượng vốn rất lớn cho nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thay thế máy móc thiết bị và nhu cầu đầu tư khác. 

Chưa có tên

Quan hệ giữa lãi suất và cầu vốn đầu tư

Theo thuyết cổ điển về lãi suất, nhu cầu vốn đầu tư có quan hệ tỉ lệ nghịch với lãi suất, nghĩa là lãi suất cao thì nhu cầu vốn đầu tư thấp và ngược lại. Sự tác động qua lại giữa cung tiết kiệm và cầu vốn đầu tư quyết định lãi suất trên thị trường tài chính. Lãi suất cân bằng được quyết định khi nào cung tiết kiệm trên thị trường tài chính bằng cầu vốn đầu tư.

Chưa có tên

Sự quyết định lãi suất theo lí thuyết cổ điển

Hạn chế của Lí thuyết cổ điển về lãi suất

thuyết cổ điển về lãi suất có ưu điểm là giải được sự quyết định lãi suất một cách đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên, lí thuyết này còn một số hạn chế :

- thuyết này không đề cập những yếu tố khác ngoài cung tiết kiệm và đầu tư. Chẳng hạn vai trò tạo ra tiền của ngân hàng thương mại cũng góp phần ảnh hưởng đến cung tiền và lãi suất. 

- thuyết cổ điển cho rằng lãi suất là yếu tố ảnh hưởng đến tiết kiệm, nhưng ngày nay các nhà kinh tế thấy rằng thu nhập đóng vai trò quan trọng hơn trong việc quyết định số lượng tiết kiệm. 

- thuyết cổ điển cho rằng cầu vốn đầu tư xuất phát chủ yếu từ các doanh nghiệp, nhưng ngày nay người ta thấy rằng người tiêu dùng và chính phủ là bộ phận đi vay khá lớn và có thể ảnh hưởng đáng kể đến lãi suất và thị trường tín dụng. (Theo Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê)

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/li-thuyet-co-dien-ve-lai-suat-classical-theory-of-interest-la-gi-2019091111034557.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/