Làn sóng đóng cửa nhà máy luyện kim nhen nhóm, Châu Âu có thể phải tăng cường nhập khẩu khi nhu cầu phục hồi

Hiện tại đã có 2 công ty luyện kim tuyên ở Châu Âu đã tuyên bố tạm thời đóng cửa. Một số công ty khác cho biết sẽ cắt giảm sản lượng để ứng phó với tình trạng giá năng lượng tăng cao.

Làn sóng các nhà máy luyện kim đóng cửa đang bắt đầu

Theo Financial Times, mới đây, công ty sản xuất nhôm Slovaco có trụ sở tại Slovakia tuyên bố tạm đóng cửa vào cuối tháng 9 trước sức ép của giá năng lượng tăng quá cao. Điều này sẽ ảnh hưởng tới khoảng 300 công nhân của công ty. 

Trước đó, Budel, một trong những công ty luyện thiếc lớn nhất châu Âu, cũng tuyên bố tạm dừng sản xuất bắt đầu từ 1/9. Ngay sau tuyên bố này giá thiếc tại Sàn Giao dịch Kim loại London tăng 7,2% lên mức cao nhất trong vòng 2 tháng qua do thị trường quan ngại sẽ thiếu hụt nguồn cung, theo Bloomberg

 Diến biến giá thiếc trong 3 tháng qua. Nguồn: Investing.com

Theo trang Oilprice, cơn khủng hoảng năng lượng đã tạo ra làn sóng cắt giảm sản lượng hoặc tạm thời đóng cửa ở các nhà máy luyện kim của Châu Âu. Hậu quả là sản lượng thiếc và nhôm của khu vực này giảm khoảng một nửa kể từ đầu năm đến nay. 

Tập đoàn Norsk Hydro - công ty mẹ của Slovaco, cho biết quyết định tạm thời đóng cửa nhà máy nhằm ứng phó với tình hình giá điện tăng cao kỷ lục và chưa có dấu hiệu giảm trong ngắn hạn. Trước đó, nhà máy cũng chỉ hoạt động khoảng 60% công suất thiết kế.

Nếu tiếp tục duy trì hoạt động, công ty sẽ phải chịu khoản lỗ lớn trong năm 2022. Mới đây, Norsk Hydro còn cho biết nhà máy sản xuất nhôm khác của công ty tại Na Uy cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc đình công diễn ra từ ngày 22/8, làm tăng thêm căng thẳng về nguồn cung.

Luyện nhôm là một trong những ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất. Việc đóng cửa nhà máy Slovalco làm tăng thêm dấu hiệu căng thẳng của nền kinh tế Châu Âu khi giá năng lượng tăng cao kỷ lục.

Đầu tháng 8, ông lớn ngành thiếc của Châu Âu Glencore Plc cảnh báo khủng hoảng năng lượng tại khu vực này sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn về nguồn cung. Rất ít công ty luyện kim ở Châu Âu vẫn đang có lãi và Nyrstar, chiếm khoảng 2% sản lượng toàn cầu, cũng phải đang giảm công suất kể từ quý IV năm ngoái. 

Sản lượng thiếc tại Châu Âu giảm mạnh dẫn đến tồn kho tại Sàn Giao dịch Kim loại London gần như bằng 0 và tồn kho toàn cầu gần chạm mốc thấp nhất trong hơn 2 năm. 

EU sẽ phải tăng cường nhập khẩu nếu nhu cầu tăng trở lại

Chuyên gia phân tích Tom Price nhận định “Sẽ có một chút xáo trộn gây ra bởi cuộc khủng hoảng năng lượng. Nếu nhu cầu cầu của EU tăng lên, có lẽ họ sẽ tăng cường nhập khẩu kim loại thành phẩm hoặc bán thành phẩm”.

Việc các nhà máy luyện kim đóng cửa sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của Châu Âu do các công ty lớn trong ngành như thép, thân vỏ máy bay và ô tô, quốc phòng đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. 

Hiện các ngành công nghiệp này mới chỉ đang phụ thuộc nguồn cung từ nước ngoài đối với các sản phẩm như nhôm và thiếc. Nếu ngày càng nhiều nhà máy luyện kim đóng cửa, họ buộc phải tìm đến các nhà cung cấp nước ngoài, giúp Trung Quốc và Nga củng cố vị thế của họ trên thị trường toàn cầu. 

Theo Bloomberg, nhu cầu năng lượng của ngành công nghiệp luyện kim rất khổng lồ. Do đó khi giá điện tăng cao và chính quyền các nước thúc đẩy các biện pháp tiết kiệm năng lượng, các nhà máy luyện kim dễ dàng rơi vào tình trạng nguy cấp.

Để sản xuất một tấn nhôm cần tới 14.000 KWh. Lượng điện này đủ cung cấp cho một gia đình trung bình ở Anh trong gần 5 năm.

Sản xuất một tấn kẽm cũng cần lượng điện khoảng 4.000 KWh. Điều này khiến hoạt động sản xuất càng trở nên áp lực hơn khi giá điện ngày một tăng. 

Các nhà phân tích tại JPMorgan cho biết: “Việc đóng cửa cơ sở Slovalco phản ánh sự căng thẳng ngày càng tăng đối với các nhà máy luyện kim ở châu Âu trong bối cảnh chi phí năng lượng cao hơn,” 

Colin Hamilton, giám đốc điều hành nghiên cứu hàng hóa cho biết: “Việc đóng cửa hoặc giảm công suất là điều không thể tránh khỏi. Giá điện cao của châu Âu và chúng ta đang bắt đầu chứng kiến ​​làn sóng đóng cửa mạnh mẽ hơn của các cơ sở sản xuất kim loại. Nhiều nhà máy luyện kẽm ở châu Âu đã hoạt động dưới mức công suất cả năm, nhưng đây là lần đóng cửa hoàn toàn đầu tiên tại một cơ sở lớn”.

Trong khi đó, việc tái khởi động các nhà máy luyện kim cũng sẽ tốn một khoản tiền khá lớn. Đặc biệt là đối với nhôm, đôi khi tạm ngừng sản xuất cũng đồng nghĩa là đóng cửa mãi mãi.

Adina Georgescu, Giám đốc Năng lượng và Biến đổi Khí hậu tại Eurometaux nhận định “Tình hình ngày càng tồi tệ. Thông thường một khi đã đóng cửa một lò luyện kim, sẽ có rất ít cơ hội để tái khởi động trở lại”.

Nhiều mặt hàng vẫn giảm giá do lo ngại ảnh hưởng của suy thoái đối với nhu cầu. Tuy nhiên, các nhà phân tích kim loại tỏ ra lạc quan hơn đối với kẽm, nhôm và đồng do nguồn cung bị hạn chế từ việc các nhà máy luyện kim ở châu Âu ngừng hoạt động.

Tồn kho của cả ba loại kim loại này tại các kho đã giảm so với một năm trước do các thương nhân rút bớt lượng dự trữ do nguồn cung từ các lò luyện kim thấp.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/lan-song-dong-cua-nha-may-luyen-kim-nhen-nhom-chau-au-co-the-phai-tang-cuong-nhap-khau-khi-nhu-cau-phuc-hoi-202282312193458.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/