Giải pháp chống 'ế' cho Bảo hiểm nông nghiệp

Chương trình thí điểm Bảo hiểm Nông nghiệp (BHNN) trải qua hơn 3 năm, người dân thì ngoảnh mặt thờ ơ, công ty bảo hiểm thì lo lắng và hoạt động cầm chừng. Dự thảo mới về BHNN mang lại tính tự nguyện cho cả người tham gia và công ty bảo hiểm được trình Chính phủ hy vọng sẽ giúp BHNN đi vào cuộc sống hơn nữa.

giai phap chong e cho bao hiem nong nghiep Vì đâu cả lúc trắng tay nông dân vẫn ngán bảo hiểm?

Công ty triển khai bảo hiểm nông nghiệp lo lắng, hoạt động cầm chừng

Ngày 21/12, hội thảo "Bảo hiểm Nông nghiệp, nhận diện thách thức,thúc đẩy tăng trưởng" do VCCI phối hợp tổ chức đã nhận được nhiều luồng ý kiến và phản hồi từ phía công ty bảo hiểm, Hiệp hội và từ cơ quan Bộ Tài Chính.

Hiện tại mới chỉ có 3 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm BHNN, gồm: Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam.

Doanh nghiệp BH chỉ tham gia cầm chừng trên một số sản phẩm có giá trị cao như cây công nghiệp, gia súc và thuỷ sản. Trong khi số đông người dân còn kém mặn mà với BHNN thì những doanh nghiệp Bảo hiểm lại phải đối mặt với nỗi lo về tình trạng trục lợi.

Hai năm sau ngay triển khai mô hình thí điểm, số thu từ bảo hiểm thuỷ sản là 297 tỷ đồng, nhưng số đền bù đã lên tới 669 tỷ đồng, tức số tiền bồi thường gấp 3 lần số thu về. Hơn nữa, Việt Nam là đất nước bốn mùa thiên tai và dịch bệnh, nên ngành nông nghiệp gặp phải rất nhiều rủi ro.

Người dân không mặn mà với bảo hiểm nông nghiệp

Thứ nhất, người nông dân vẫn trông chờ trợ cấp của Chính Phủ đối với các rủi ro họ gặp phải và bị động trong cách tiếp cận thông tin.

Thứ hai, BHNN chưa đáp ứng thích đáng nhu cầu của họ. Người dân muốn mua bảo hiểm để bảo vệ bản thân trước rủi ro nhất định, song đơn vị bảo hiểm lại không cung cấp dịch vụ này.

Thứ ba, họ “ngại” về các điều kiện và quá trình để hưởng quyền lợi bảo hiểm khi có thiệt hại xảy ra.

Ý kiến từ ông Quang, đến từ Viện Khoa học và Nông nghiệp. “Lấy ví dụ một cách đơn giản và ngắn gọn, điều kiện để tôi được hưởng bảo hiểm là không phải chỉ mỗi gia súc nhà tôi bị bệnh dịch, mà gia súc cả làng cũng phải bị bệnh dịch. Còn khi một hộ gia đình không may có đàn gia súc bị thiệt hại, còn hàng xóm vẫn an toàn, thì lỗi tại ăn ở. Người nông dân tự chịu thiệt hại”.

Người nông dân chỉ được hưởng bảo hiểm khi gia súc, cây trồng của họ thiệt hại và dịch bệnh này phải được cơ quan làng, xã phát lệnh có dịch toàn vùng, đấy chính là điều kiện khắt khe và chưa hợp lí trong hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi của người mua.

giai phap chong e cho bao hiem nong nghiep
Giải pháp nào chống ế cho Bảo hiểm nông nghiệp.

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã “thất bại” bởi nền nông nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ lẻ với hơn 50% các hộ làm nông nghiệp mang tính chất gia đình, manh mún khiến khả năng tham gia bảo hiểm hạn chế.

Theo quyết định của Thủ tướng, hộ nghèo tham gia BHNN được Nhà nước hỗ trợ 100% phí BH; hộ cận nghèo 80%; hộ thường 60% và các tổ chức là 20%. Với chính sách hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nghèo, tiếp theo là các mức hỗ trợ ưu đãi cho hộ gia đình, trong khi đó mức hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất hàng hoá lại là thấp nhất, trong khi họ là đối tượng chính mà BHNN hướng tới

Trong đợt thí điểm vừa qua, có đến 81% hộ nông dân tham gia là hộ nghèo, số doanh nghiệp là các trang trại sản xuất gần như là con số 0. Có thể nói, đây là những con số cho thấy việc xác định đối tượng chưa thành công, khi đối tượng của BHNN hướng tới là đối tượng sản xuất hàng hoá.

Thay đổi về chính sách BHNN, hộ nghèo tự bỏ tiền đóng phí bảo hiểm

Sau hơn 3 năm thí điểm BHNN, dự án đã góp phần hoàn thiện chính sách và cơ chế hoạt động triển khia BHNN. Và sắp tới, dự thảo nghị định bảo hiểm nông nghiệp theo cơ chế tự nguyện giữa người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đang được trình Chính Phủ, dự kiến sẽ bắt đầu triển khai vào 1/1/2018. Nhà nước sẽ chỉ hỗ trợ một phần phí bảo hiểm cho hộ nghèo. Doanh nghiệp bảo hiểm tự cân đối tài chính, và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

giai phap chong e cho bao hiem nong nghiep
Ông Đặng Kim Khôi, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp phát biể tại hội thảo. Ảnh: Quỳnh Trang.

Bên cạnh đó là một số đề xuất nhằm BHNN đi vào thực tiễn và có ứng dụng hơn. Ông Đặng Kim Khôi, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp cho rằng, Chính Phủ cần xem BHNN là một sản phẩm vận hành theo cơ chế thị trường. Vai trò của Chính phủ là hỗ trợ nhằm tạo thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của thị trường, và cải thiện hệ thống chính sách để hệ thống BHNN trở thành luật BHNN.

Theo ông, các doanh nghiệp bảo hiểm không nên lựa chọn các sản phẩm quá rủi ro mà bắt đầu với những lĩnh vực dễ triển khai.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/giai-phap-chong-e-cho-bao-hiem-nong-nghiep-40927.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/