|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 19/10: Tăng mạnh với nhiều giống lúa gạo

11:08 | 19/10/2021
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 19/10 ghi nhận đà tăng của nhiều giống lúa như IR 50404 tăng 300 đồng, OM 9582 tăng 200 đồng, Đài thơm 8 tăng 100 đồng và một số loại gạo tăng 300 - 1.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 20/10

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (19/10) điều chỉnh tăng với nhiều loại. Cụ thể như IR 50404 tăng 300 đồng lên mức 4.900 - 5.100 đồng/kg, OM 9582  tăng 200 đồng lên 5.000 - 5.200 đồng/kg, lúa Đài thơm 8 tăng 100 đồng lên 5.700 - 5.800 đồng/kg.

Các loại khác vẫn giữ ổn định gồm OM 5451 giá 5.000 - 5.300 đồng/kg, OM 380 giá 5.300 - 5.400 đồng/kg, OM 18 có giá 5.600 đồng/kg, Nàng hoa 9 có giá 6.000 - 6.100 đồng/kg, Nàng Nhen khô 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Nếp Long An (khô) giữ nguyên giá là 7.000 đồng/kg, nếp vỏ (tươi)- 3 tháng rưỡi tiếp tục có giá 5.500 - 5.600 đồng/kg, nếp tươi Long An ở mức 5.400 - 5.500 đồng/kg, nếp vỏ (khô) ở mức 7.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

 

- Lúa IR 50404

kg

4.900 - 5.100

 +300

- Lúa OM 9582

kg

5.000 - 5.200

 +200

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.700 - 5.800

 +100

- Lúa OM 5451

kg

5.100 - 5.300

 -

- Lúa OM 380

kg

5.300 - 5.400

 -

- Lúa OM18

Kg

5.600

-

- Nàng Hoa 9

kg

6.000 - 6.100

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

5.500

 -

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

 -

- Nếp vỏ (tươi)- 3 tháng rưỡi

kg

5.500 - 5.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

7.000

-

- Nếp vỏ (khô)

kg

7.000

 -

Giá gạo

 Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.000 - 11.500

    +500

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

17.000 - 18.000

 -

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

                       +1.000

- Gạo Hương Lài

kg

18.000

  -

- Gạo trắng thông dụng

kg

15.000

 -

- Gạo Nàng Hoa

kg

16.500

 +300

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

 -

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

 -

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

 -

- Gạo Nhật

kg

20.000

 -

- Nếp ruột

kg

14.000

 -

- Cám

kg

7.000 - 8.000

                           -

   Bảng giá lúa gạo hôm nay 19/10 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Theo báo Cần Thơ, lúa tươi IR 50404 vụ Thu Đông 2021 đang có giá chỉ 4.400-4.600 đồng/kg nhưng với nông dân sản xuất các giống lúa chất lượng cao có thể bán giá 4.800-5.400 đồng/kg và đạt được mức lợi nhuận từ 40-45% so với giá thành sản xuất. 

Tại Sóc Trăng, các loại lúa thơm ST vẫn giữ được giá bán khá cao, với giá ở mức 6.800-7.200 đồng/kg.

Còn với các loại gạo, giá hôm nay cũng ghi nhận đà tăng. Cụ thể, tại chợ An Giang, gạo thường tăng 500 đồng có giá 11.000 - 11.500 đồng/kg, gạo Jasmine tăng 1.000 đồng lên mức 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo Nàng hoa tăng 300 đồng lên 16.500 đồng/kg.

Trong khi gạo nàng Nhen vẫn giữ giá  20.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 17.000 - 18.000 đồng/kg, gạo Hương Lài là 18.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 15.000 đồng/kg; Sóc thường 14.000 đồng/kg, Sóc Thái giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Đài Loan giá 20.000 đồng/kg, gạo Nhật giữ mức 20.000 đồng/kg và nếp ruột 14.000 đồng/kg.

Đề xuất giảm 50% lượng phân bón vụ Đông Xuân 2021 - 2022

Theo báo Nông nghiệp Việt Nam, vấn đề giá cả phân bón đang hết sức nan giải. Nếu nhà nông giảm 10% phân bón, giảm nước tưới…, cũng chỉ giảm giá thành được 100 – 200 đồng/kg. Bây giờ, giá phân bón tăng lên gấp đôi, gần gấp ba thì có giảm 10% đi nữa cũng không đáp ứng được nhu cầu lợi nhuận cho bà con nông dân.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng: “Các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu và kinh nghiệm của bà con nông dân chúng ta có thể táo bạo trong vụ đông xuân 2021 - 2022 này chỉ bón 50% lượng phân theo nhu cầu. Chúng ta có thể chấp nhận năng suất thấp hơn khoảng vài trăm ký/ha. Như thế, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể vượt qua được áp lực của giai đoạn giá phân bón tăng quá cao như hiện nay".

Ông Tùng cũng đề xuất, bà con nông dân thậm chí có thể giảm đến 70% lượng phân bón. Bởi khi giảm phân thì năng suất cũng sẽ giảm, nhưng không đến mức nhà nông không còn gì để thu hoạch. Nếu thấp nhất, không bón gì hết, nhà nông cũng có thể thu được từ 3,5 tấn/ha, thậm chí 4 tấn/ha.

Ông khuyến cáo bà con nông dân nên cân nhắc về mức độ đầu tư, lợi nhuận sẽ thu lại được để tính toán giải bài toán chi phí phân bón ở vụ đông xuân 2021 - 2022 theo cách trên.

Bên cạnh đó, nếu các địa phương cân nhắc về chỉ tiêu tăng trưởng, về sản lượng của vụ đông xuân này, có thể vượt qua được khó khăn do áp lực từ giá phân bón tăng cao.

“Tất nhiên, chúng tôi không khuyến cáo bà con bỏ hết, không làm gì. Chúng ta có cách chăm sóc lúa "1 phải 5 giảm". Ngoài giảm phân bón, giảm giống, giảm nước tưới, giảm thuốc BVTV, chúng ta tiếp tục mạnh mẽ giảm phân bón nữa, bởi vì chúng ta canh tác 3 vụ/năm thì khi giảm một vụ, lượng phân bón trong đất vẫn còn, khả năng phù sa vẫn còn.

Tôi nghĩ nếu mạnh mẽ áp dụng việc giảm phân bón này một cách có hiệu quả ở một khu vực nhỏ, có thể nó sẽ lan rộng ra một khu vực lớn. Nếu chúng ta làm được vậy cho 1 triệu 550 ngàn ha canh tác lúa ở ĐBSCL thì áp lực phân bón đối với ĐBSCL sẽ không còn”, ông Lê Thanh Tùng lý giải.

P. Dương

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.