|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 16/11: Ổn định trở lại sau nhiều ngày điều chỉnh

10:24 | 16/11/2021
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 16/11 không có sự thay đổi so với hôm qua. Theo Cục Trồng trọt, việc triển khai sản xuất vụ Thu Đông, vụ Mùa năm 2021 tại các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL đã được tiến hành sớm và có nhiều giải pháp thích ứng với tình hình dự báo lũ rất thấp ở khu vực này.

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 17/11

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (16/11) đứng yên sau nhiều ngày liên tục điều chỉnh.

Cụ thể, lúa IR 50404 (tươi) ổn định ở mức 5.400 - 5.600 đồng/kg, OM 9582 vẫn 5.000 - 5.200 đồng/kg, Đài thơm 8 giá 6.200 - 6.300 đồng/kg; OM5451 giá 5.600-5.800 đồng/kg, OM 380 là 5.600 - 5.800 đồng/kg, OM18 có giá 5.800 - 6.000 đồng/kg,Nàng hoa 9 là 6.300 - 6.400 đồng/kg, lúa khô IR 50404 ở mức 6.500 đồng/kg và Nàng Nhen khô 11.500 - 12.000 đồng/kg

Nếp Long An (khô) giữ nguyên giá là 7.000 đồng/kg, nếp vỏ (tươi)- 3 tháng rưỡi tiếp tục có giá 5.500 - 5.600 đồng/kg, nếp tươi Long An ở mức 5.400 - 5.500 đồng/kg và  nếp vỏ (khô) ở mức 6.600 - 6.900 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

 

- Lúa IR 50404

kg

5.400 - 5.600

 -

- Lúa OM 9582

kg

5.000 - 5.200

 -

- Lúa Đài thơm 8

kg

6.200 - 6.300

 -

- Lúa OM 5451

kg

5.600 - 5.800

 -

- Lúa OM 380

kg

5.600 - 5.800

 -

- Lúa OM18

Kg

5.800 - 6.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

6.300 - 6.400

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

 -

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

 -

- Nếp vỏ (tươi)- 3 tháng rưỡi

kg

5.500 - 5.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

7.000

-

- Nếp vỏ (khô)

kg

6.600 - 6.900

 -

Giá gạo

 Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

    -

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

17.000 - 18.000

 -

- Gạo thơm Jasmine

kg

14.000 - 15.000

                           -

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

  -

- Gạo trắng thông dụng

kg

16.000

 -

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

 -

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

 -

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

 -

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

 -

- Gạo Nhật

kg

20.000

 -

- Nếp ruột

kg

14.000

 -

- Cám

kg

7.000 - 8.000

                           -

   Bảng giá lúa gạo hôm nay 16/11 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Tại Hậu Giang, giống OM 18 được thương lái cân lúa tươi tại ruộng với giá từ 6.000-6.100 đồng/kg và giống OM 5451 có giá từ 5.700-5.800 đồng/kg.

Theo báo Hậu Giang, tính đến ngày 15/11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch hơn 30.000 ha trong tổng số 35.363 ha lúa Thu đông đã xuống giống, với năng suất lúa bình quân cả tỉnh đạt 5,58 tấn/ha. 

Hiện tại, hầu hết các địa phương có xuống giống lúa Thu Đông trên địa bàn tỉnh đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, diện tích lúa chưa cắt chủ yếu còn ở huyện Long Mỹ khoảng 4.000 ha và thị xã Long Mỹ khoảng 1.000 ha. 

Với các loại gạo, giá hôm nay cũng không có thay đổi. Cụ thể, tại chợ An Giang, gạo thường ở mức 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo nàng Nhen vẫn giữ giá  20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài 17.000 - 18.000 đồng/kg, gạo Jasmine ở mức 14.000 - 15.000 đồng/kg, gạo Hương Lài tăng lên 19.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng có giá mới là 16.000 đồng/kg và gạo Nàng hoa lên giá 17.500 đồng/kg

Sóc thường 14.000 đồng/kg, Sóc Thái giá 18.000 đồng/kg, gạo thơm Đài Loan giá 20.000 đồng/kg, gạo Nhật giữ mức 20.000 đồng/kg và nếp ruột 14.000 đồng/kg.

Giá vật tư tăng cao, giá thành sản xuất khó xuống thấp

Theo báo Chính phủ, thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết các vụ lúa ở khu vực phía nam như vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu có thể sản xuất ra khoảng 21 triệu tấn lúa gạo, chiếm 50% lượng lúa gạo cả nước. 

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết việc triển khai sản xuất vụ Thu Đông, vụ Mùa năm 2021 tại các tỉnh Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được tiến hành sớm và có nhiều giải pháp thích ứng với tình hình dự báo lũ rất thấp ở khu vực này. Đến nay, các tỉnh Nam Bộ cơ bản đạt được kế hoạch đề ra trong sản xuất vụ Thu Đông và vụ Mùa năm 2021

Theo ông Tùng, những yếu tố quyết định đến giá thành của nông sản ĐBSCL vẫn là vốn, vật tư đầu vào và lao động. Nếu làm tốt khâu giống thì sẽ giảm được vật tư đầu vào.

ĐBSCL hiện mới xuống giống được 300.000ha/1,5 triệu ha, do đó sắp tới nhu cầu giống khá lớn. Cục Trồng trọt đề nghị các địa phương tính toán số liệu chi tiết đến từng cánh đồng để có kế hoạch hỗ trợ.

Có một thực tế là việc sử dụng giống gieo sạ  và vật tư đầu vào như phân bón, giống tại ĐBSCL vẫn còn ở mức rất cao, trung bình 150kg/ha, nhiều nơi trên 200kg/ha. Việc sử dụng vật tư đầu vào không hợp lý làm tăng chi phí sản xuất, gây ô nhiễm môi trường, trong khi sản phẩm sẽ không đảm bảo yêu cầu chất lượng ngày càng cao của thị trường.

Chia sẻ về việc liên kết để giảm chi phí sản xuất, ông Nguyễn Hữu Tho, Tập đoàn Lộc Trời, cho biết hiện nay Tập đoàn đang triển khai mô hình liên kết tiêu thụ tại ĐBSCL. Theo đó, Tập đoàn bao toàn bộ chi phí đầu vào sản xuất cho người dân và cam kết mức lợi nhuận cố định. Tập đoàn cam kết hết năm 2021, sẽ không tăng giá vật tư nông nghiệp.

Đại diện cho đơn vị cung cấp giống cây trồng, ông Nguyễn Quốc Phong, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam, cho biết Công ty đang cung cấp nhiều loại giống lúa, rau đậu cho bà con khu vực phía nam. 

Tuy nhiên, việc giống giả vẫn xuất hiện trên thị trường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần xem xét và có giải pháp xử lý vì các doanh nghiệp không có khả năng kiểm soát được việc này.

P. Dương