Giá điều nhân dự kiến sẽ tăng vì nguồn cung không nhiều

Giá điều nhân dự kiến có xu hướng tăng, vì lượng cung điều nhân ở Việt Nam không nhiều trong khi giá mua điều thô vẫn đang cao không cân đối được với giá điều nhân, nên các nhà chế biến rất thận trọng trong việc nhập điều thô.

Triển vọng tích cực cho giá điều

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, trong tháng 12/2020, khối lượng điều nhân Việt Nam xuất khẩu ước đạt 47 nghìn tấn với giá trị 280 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 12 tháng đầu năm 2020 đạt 511 nghìn tấn và 3,2 tỷ USD, tăng 12,1% về khối lượng nhưng giảm 3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. 

Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm, chiếm thị phần lần lượt là 31,5%, 15,6% và 12,4% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều. 

Giá trị xuất khẩu điều tăng mạnh nhất tại thị trường Nhật tăng 62,5%, ngược lại thị trường có giá trị xuất khẩu điều giảm mạnh nhất là Tây Ban Nha giảm 29%. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2020 đạt 6.274 USD/tấn, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2019.

"Giá điều nhân dự kiến có xu hướng tăng, vì lượng cung điều nhân ở Việt Nam không nhiều trong khi giá mua điều thô vẫn đang cao không cân đối được với giá điều nhân, nên các nhà chế biến rất thận trọng trong việc nhập điều thô", Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản nhận định.

 EU siết chặt quy định quản lý nhập khẩu hạt

Theo Cục Xuất nhập khẩu triển vọng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam thời gian tới rất khả quan nhờ các Hiệp định Thương mại tự do. 

Cùng với Hiệp định EVFTA đi vào thực thi, Biên bản ghi nhớ kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) được ký kết, mở ra cơ hội xuất khẩu cho nhiều sản phẩm chủ lực của Việt Nam, trong đó có mặt hàng hạt điều. 

Ưu đãi về thuế quan với hơn 99% dòng thuế xuất khẩu sang Anh được xóa bỏ trong vòng 6 năm kể từ khi UKVFTA đi vào thực thi và thuận lợi thương mại sẽ tạo điều kiện cho mặt hàng hạt điều của Việt Nam. 

Tuy nhiên, rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ phía EU và Anh rất chặt chẽ. Đối với hàng nông sản, mặc dù UKVFTA kế thừa các ưu đãi với những quy định trong EVFTA, nhưng ngành nông sản Việt Nam vẫn còn hạn chế do thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, chất lượng chưa đồng đều.

Mới đây, Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho biết từ năm 2021, EU sẽ áp dụng quy định mới cho các sản phẩm hữu cơ đối với hạt, ngũ cốc nhập khẩu. 

Điểm quan trọng trong bộ quy tắc mới này EU không chỉ kiểm soát việc sử dụng thuốc trừ sâu trong các sản phẩm, mà còn liên quan đến các vấn đề quản lý đất và sản xuất thực phẩm. 

EU sẽ không chấp nhận các tiêu chuẩn hữu cơ khác nhau được công nhận là tương đương với các tiêu chuẩn của EU mà thay vào đó, các nhà sản xuất hữu cơ phải áp dụng một bộ quy tắc mới của EU thay thế các quy tắc tương đương. 

Cơ quan này cho rằng các nhà sản xuất cần lưu ý để nắm chắc và đáp ứng yêu cầu theo quy định mới. 

Tuy nhiên, Cục Chế biến và Phát triển Nông sản dự báo triển vọng xuất khẩu điều nhân của Việt Nam trong thời gian tới sẽ khả quan hơn nhờ các Hiệp định thương mai tự do. 

Cùng với Hiệp định EVFTA đi vào thực thi, Biên bản ghi nhớ kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) được ký kết, mở ra cơ hội xuất khẩu cho nhiều sản phẩm chủ lực của Việt Nam, trong đó có mặt hàng hạt điều. 

Ưu đãi về thuế quan với hơn 99% dòng thuế xuất khẩu sang Anh được xóa bỏ trong vòng 6 năm kể từ khi UKVFTA đi vào thực thi và thuận lợi thương mại sẽ tạo điều kiện cho mặt hàng hạt điều của Việt Nam. 

Giá điều nhân dự kiến có xu hướng tăng, vì lượng cung điều nhân ở Việt Nam không nhiều trong khi giá mua điều thô vẫn đang cao không cân đối được với giá điều nhân, nên các nhà chế biến rất thận trọng trong việc nhập điều thô.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/gia-dieu-nhan-du-kien-se-tang-vi-nguon-cung-khong-nhieu-20210109090131031.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/