|
 Thuật ngữ VietnamBiz
TAGS

Giá cà phê robusta

Giá cà phê hôm nay 28/3: Cao nhất mọi thời đại, tiến gần mốc 100.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 28/3: Cao nhất mọi thời đại, tiến gần mốc 100.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay (28/3) tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh. Trên thị trường thế giới, giá giao dịch cà phê tăng hơn 3% đối với giống robusta trên sàn giao dịch London.
Hàng hóa -06:00 | 28/03/2024
Giá cà phê hôm nay 27/3: Tiếp tục xô đổ kỷ lục cũ, thiết lập đỉnh mới vượt mốc 98.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 27/3: Tiếp tục xô đổ kỷ lục cũ, thiết lập đỉnh mới vượt mốc 98.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay (27/3) tại thị trường trong nước đồng loạt tăng hơn 1.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, Robusta và Arabica cùng tăng hơn 1% trên hai sàn giao dịch.
Hàng hóa -06:00 | 27/03/2024
Giá cà phê hôm nay 26/3: Ghi nhận kỷ lục mới ở mốc 97.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 26/3: Ghi nhận kỷ lục mới ở mốc 97.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay (26/3) tại thị trường trong nước tiếp đà tăng cao. Trên thị trường thế giới, robusta và arabica tăng giảm không đồng nhất trên hai sàn giao dịch.
Hàng hóa -06:00 | 26/03/2024
Giá cà phê robusta tại Ấn Độ chạm mức cao nhất mọi thời đại

Giá cà phê robusta tại Ấn Độ chạm mức cao nhất mọi thời đại

Giá cà phê robusta giảm do nguồn cung thiếu hụt tại Ấn Độ và các nước khác trên toàn cầu.
Hàng hóa -08:11 | 25/03/2024
Giá cà phê hôm nay 25/3: Tiếp tục ghi nhận kỷ lục mới ngày đầu tuần

Giá cà phê hôm nay 25/3: Tiếp tục ghi nhận kỷ lục mới ngày đầu tuần

Giá cà phê hôm nay (25/3) tại thị trường trong nước đồng loạt tăng. Trong khi đó, giá cà phê robusta và arabica trên sàn giao dịch thế giới ghi nhận giảm.
Hàng hóa -06:00 | 25/03/2024
Đâu là yếu tố đẩy giá cà phê liên tục phá đỉnh?

Đâu là yếu tố đẩy giá cà phê liên tục phá đỉnh?

Giới chuyên gia cho rằng ở châu Á, cà phê phần lớn là một sản phẩm xa xỉ dành cho những người giàu có. Nhưng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế, tầng lớp trung lưu đã mở rộng và số người thưởng thức cà phê hàng ngày cũng tăng lên. Điều này giúp thúc đẩy giá cà phê.
Hàng hóa -07:34 | 24/03/2024
Giá cà phê hôm nay 24/3: Giao dịch quanh mốc kỷ lục 95.000 đồng/kg trong tuần qua

Giá cà phê hôm nay 24/3: Giao dịch quanh mốc kỷ lục 95.000 đồng/kg trong tuần qua

Giá cà phê hôm nay (24/3) dao động trong khoảng 94.400 - 95.000 đồng/kg. Trong 6 ngày qua, thị trường cà phê có xu hướng tăng. Vào cuối tuần, các địa phương ghi nhận tăng 1.800 - 2.000 đồng/kg so với đầu tuần.
Hàng hóa -06:00 | 24/03/2024
Giá cà phê hôm nay 23/3: Quay đầu giảm 200 đồng/kg ngày cuối tuần

Giá cà phê hôm nay 23/3: Quay đầu giảm 200 đồng/kg ngày cuối tuần

Giá cà phê hôm nay (23/3) tại thị trường trong nước đồng loạt giảm. Trên thị trường thế giới, cà phê robusta và arabica tăng trở lại trên hai sàn giao dịch.
Hàng hóa -06:00 | 23/03/2024
Sản lượng cà phê của Brazil dự kiến tăng ba năm liên tiếp

Sản lượng cà phê của Brazil dự kiến tăng ba năm liên tiếp

Brazil dự kiến sẽ ghi nhận sản lượng cà phê tăng năm thứ ba liên tiếp, thành tích xảy ra bảy lần trong 144 năm lịch sử trồng cà phê ở quốc gia trồng và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.
Hàng hóa -19:59 | 22/03/2024
Doanh nghiệp xuất khẩu chịu lỗ khi giá cà phê tăng vọt

Doanh nghiệp xuất khẩu chịu lỗ khi giá cà phê tăng vọt

Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cho biết họ lỗ nặng khi giá nguyên liệu tăng gấp đôi, nhiều đơn hàng phải hủy do đối tác không chịu điều chỉnh giá.
Hàng hóa -06:43 | 22/03/2024
Giá cà phê hôm nay 22/3: Lập kỷ lục mới, vượt mốc 95.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 22/3: Lập kỷ lục mới, vượt mốc 95.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay (22/3) tại thị trường trong nước tiếp đà tăng đến 1.100 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, robusta và arabica cùng giảm tại hai sàn giao dịch.
Hàng hóa -06:19 | 22/03/2024
Sản lượng dự kiến sụt giảm ở Việt Nam và Indonesia gây áp lực lên giá cà phê

Sản lượng dự kiến sụt giảm ở Việt Nam và Indonesia gây áp lực lên giá cà phê

Hai nước sản xuất cà phê robusta lớn là Việt Nam và Indonesia có thể đối mặt vụ mùa thu hoạch kém, điều này gây áp lực lên giá bán lẻ.
Hàng hóa -11:51 | 21/03/2024
Giá cà phê hôm nay 21/3: Giảm trở lại tại các tỉnh trọng điểm nhưng vẫn neo trên mốc 94.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 21/3: Giảm trở lại tại các tỉnh trọng điểm nhưng vẫn neo trên mốc 94.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay (21/3) tại thị trường trong nước ghi nhận giảm. Cùng lúc đó, hai loại cà phê robusta và arabica cùng giảm trên hai sàn giao dịch.
Hàng hóa -06:00 | 21/03/2024
Giá cà phê hôm nay 20/3: Tiếp đà tăng ở một vài tỉnh, cao nhất ở mức 94.200 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 20/3: Tiếp đà tăng ở một vài tỉnh, cao nhất ở mức 94.200 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay (20/3) tại thị trường trong nước tăng 100 - 200 đồng/kg. Trong khi đó, giá cà phê thế giới tăng giảm không đồng nhất trên hai sàn giao dịch.
Hàng hóa -06:37 | 20/03/2024
Giá cà phê tăng mạnh trong tháng 3 vì tồn kho thấp

Giá cà phê tăng mạnh trong tháng 3 vì tồn kho thấp

Giá cà phê robusta tại thị trường nội địa và thế giới tăng mạnh so với cuối tháng 2 do tồn kho thấp và nhu cầu vẫn rất cao. Giá cà phê nội địa thậm chí đã thiết lập mốc kỷ lục mới hơn 94.000 đồng/kg.
Hàng hóa -11:24 | 19/03/2024
Cập nhật giá cà phê robusta trong và ngoài nước mới nhất

Cập nhật giá cà phê robusta trong và ngoài nước mới nhất

Giá cà phê robusta nhận được sự quan tâm của nhiều nông dân, nhà sản xuất và phân phối cà phê tại thị trường Việt Nam bởi đây là loại cà phê chủ yếu tại nước ta.

Giá cà phê robusta hôm nay bao nhiêu?

Giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 11/2023: 2.462 USD/tấn sau khi giảm 0,28% (tương đương 7 USD).

Giá cà phê hôm nay trong nước:

- Tỉnh Lâm Đồng: 65.900 đồng/kg

- Tỉnh Đắk Lắk: 66.500 đồng/kg

- Tỉnh Gia Lai: 66.300 đồng/kg

- Tỉnh Đắk Nông: 66.700 đồng/kg

Quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và áp dụng từ ngày 30/12/2024.

Phạm vi hàng hóa sản xuất chịu áp dụng trong Quy định này gồm: gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng, chẳng hạn như da, sô cô la, lốp xe, hoặc đồ nội thất.

Theo Quy định, bất kỳ nhà khai thác hoặc thương nhân nào đưa các mặt hàng này vào thị trường EU hoặc xuất khẩu từ thị trường này có khả năng phải chứng minh rằng các sản phẩm không có nguồn gốc từ đất rừng bị phá gần đây hoặc góp phần làm suy thoái rừng.

Quy định nhằm giải quyết: Phá rừng; Suy thoái rừng; Bảo tồn rừng để giảm lượng khí thải carbon và mất đa dạng sinh học. Quy định này bãi bỏ Quy định về gỗ của EU.

Kể từ ngày 29/6/2023, các nhà khai thác và thương nhân sẽ có 18 tháng để thực hiện các quy tắc mới. Các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sẽ được hưởng thời gian thích ứng lâu hơn, cũng như các điều khoản cụ thể khác.

Do vậy, đối với ngành cà phê, các nhà xuất khẩu phải đảm bảo họ không lấy nguồn cà phê từ đất bị phá rừng hoặc suy thoái. Chỉ khi đó, họ mới có thể xuất khẩu cà phê sang EU. Việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số là rất quan trọng để đáp ứng quy định về sản phẩm không phá rừng theo quy định.

Ngoài ra, kể từ ngày 31/12/2024, EU cấm việc bán cà phê có nguồn gốc từ đất bị phá rừng hoặc đất bạc màu đã bị cấm. Quy định của EU yêu cầu các công ty bán cà phê ở EU thu thập tọa độ định vị của trang trại sản xuất cà phê.

Các công ty có thể kết hợp dữ liệu này với các công cụ giám sát vệ tinh. Những công cụ này kiểm tra xem các công ty có đáp ứng các yêu cầu của quy định hay không và xác định các khu vực tiềm ẩn có nguy cơ suy thoái đất và phá rừng.

Đề xuất này cũng dán nhãn các quốc gia trồng cà phê là có rủi ro thấp hoặc rủi ro cao. Cà phê từ các vùng có rủi ro cao phải đáp ứng các yêu cầu thẩm định nhiều hơn so với các vùng có rủi ro thấp.

Đặc điểm chung của cà phê robusta

Cà phê robusta hay còn được biết đến với một tên gọi khác là cà phê vối. Đây là một trong hai loại cà phê được trồng phổ biến nhất trên Thế giới cùng với giống cà phê arabica. Cà phê robusta là giống cây cà phê được trồng chủ lực tại thị trường Việt Nam, giúp cho Việt Nam trở thành một thị trường xuất khẩu cà phê đứng thứ Hai trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê thực tế trên Thế giới, giống cà phê robusta chỉ chiếm khoảng 30% sản lượng trong tổng cơ cấu sản xuất các giống cà phê toàn cầu. 70% còn lại chủ yếu là giống cà phê arabica.

Cây cà phê robusta có độ cao có thể lên đến 10m. Mặc dù có chiều cao tương ứng với nhiều cây thân gỗ khác, thế nhưng cây cà phê robusta lại ở dạng bụi với kích thước lớn hơn nhiều so với những giống cây cà phê khác trên thế giới. Loại cây cà phê này cũng rất dễ trồng, thế nhưng nó lại yêu cầu một lượng mưa khá lớn (2200 - 3000mm) để có thể phát triển tốt hơn. Chính vì vậy, giống cây cà phê robusta có khả năng chịu hạn hán tương đối kém.

Khi so sánh giữa hai loại cà phê robusta với giống cà phê arabica, các chuyên gia đánh giá cao ưu điểm của giống robusta hơn. Đầu tiên phải kể đến khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt. Đặc biệt đối với những loại sâu bệnh có tính nghiêm trọng điển hình như sâu đục thân hay bệnh tuyến trùng.

Bên cạnh đó, năng suất của cà phê robusta cũng cao hơn rất nhiều so với giống cà phê arabica. Cũng nhờ đó, chi phí mà người nông dân cần bỏ ra để sản xuất loại cà phê này cũng thấy hơn nhiều so với giống cây cà phê arabica. robusta chính là giống cà phê chủ đạo được trồng phổ biến tại thị trường Việt Nam.

Người ta phân loại cà phê robusta theo sàng, phổ biến nhất vẫn là sàng 16 và sàng 18. Sàng 16 có đường kính hạt cà phê nhân (hay kích thước lỗ sàng) là 6,30mm và sàng 18 là 7,10mm. Ngoài kích thước, các tiêu chí khác còn được tính tới là phân loại theo độ ẩm, tạp chất, tỷ lệ hạt đen vỡ và tỷ lệ hạt trên sàng. Cà phê robusta tại Việt Nam nhìn chung có chất lượng đồng đều và chia sẻ nhiều điểm chung do cùng tập quán canh tác. Hay Việt Nam cũng xuất khẩu tương đối nhiều cà phê sàng #13 loại R3 25% đen vỡ cho nhiều nhà máy cà phê hòa tan lớn trên thế giới.

Cà phê robusta tại Việt Nam

Tại Việt Nam cà phê robusta được trồng chủ yếu tại Tây Nguyên, chủ yếu tập trung vào năm tỉnh Tây Nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. Một số tỉnh trung du như Đồng Nai và Vũng Tàu cũng có trồng cà phê robusta. Việt Nam có những vùng trồng cà phê robusta nổi tiếng như Pleiku, Ayun Pa, Buôn Hồ, Buôn Ma Thuột, Đắc-min hay Cư Kuin.

Trong đó, nổi bật nhất là Buôn Ma Thuột, hiện được truyền thông là kinh đô cà phê của Việt Nam. Cùng với đó, cà phê robusta Buôn Ma Thuột cũng được quảng bá là chỉ dẫn địa lý cho cà phê robusta chất lượng cao của Việt Nam. Ngoài ra, cà phê robusta Long Khánh (thuộc Đồng Nai) cũng có những đặc trưng rất riêng. Đặc biệt là, một vài huyện tại Bà Rịa Vũng Tàu là một tỉnh ven biển cũng trồng được cà phê robusta và cho kết quả năng suất tương đối tốt.

Nhìn chung, so với cà phê arabica, sản lượng cà phê robusta tại Việt Nam hiện nay là một con số rất lớn. Sản lượng cà phê robusta Việt Nam vào những đợt cao điểm đạt tới 1,5 tới 1,7 triệu tấn gấp tới 25 lần sản lượng cà phê arabica (60 ngàn tấn). Cà phê robusta thật sự là thế mạnh của Việt Nam giúp đưa nước ta đứng số 1 thế giới về xuất khẩu cà phê robusta.

Có thể nói robusta rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Rất nhiều người uống cà phê dọc theo chiều dài đất nước yêu cà phê robusta. Có thể là do robusta có giá thành thấp hơn arabica hoặc nguồn cung robusta dồi dào hơn nhưng nguyên nhân chính chắc chắn xuất phát từ thói quen ẩm thực của người Việt.

Robusta được ưa chuộng tại đây đơn giản vì nó đáp ứng được các sở thích của người uống. Ẩm thực Việt Nam nổi bật với vị đậm đà do thói quen dùng nước mắm và các loại mắm. Và robusta có vị đắng, đậm, ít chua với hàm lượng caffeine cao giúp tỉnh táo đã nhanh chóng được yêu thích bởi nhiều người.

Về cách rang cũng có những khác biệt, robusta phải được rang đậm (dark roast) hoặc cực đậm (super dark roast) và trong đa số trường hợp được tẩm thêm bơ để tạo ra vị đậm đà của cà phê pha.

Không giống phương Tây, người Việt Nam uống cà phê chậm. Cà phê sẽ được pha bằng phin và người uống sẵn lòng ngồi chờ đợi, có thể một mình hoặc nói chuyện với bạn bè. Sau năm tới mười phút chờ đợi, cà phê pha sẽ được pha với sữa đặc và dùng lạnh với nước đá vì Việt Nam là một xứ nhiệt đới, thời tiết oi bức nóng ẩm. Một cốc cà phê sữa đá tiêu chuẩn thường là cà phê robusta rang đậm với bơ, sau khi pha bằng phin sẽ hòa tan đều trong sữa đặc, để nguội và thêm đá.

Do vậy, tại Việt Nam uống cà phê trong đa số trường hợp là thưởng thức, trải nghiệm và suy ngẫm chứ không đơn thuần là một loại đồ uống giải khát, uống nhanh để khỏa lấp sự thiếu hụt caffeine. Uống cà phê tại Việt Nam đơn thuần là một dạng thực hành văn hóa, uống để tạo ra kỷ niệm, hồi tưởng kỷ niệm và lưu lại kỷ niệm.