|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 2/5: Tăng 200 đồng/kg vào cuối tuần, chạm đỉnh 5 tháng qua

09:55 | 02/05/2020
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên tiếp tục tăng 200 đồng/kg lên 30.400 - 30.700 đồng/kg. Đồng thời, đây là mức cao nhất trong vòng 5 tháng qua.

Cập nhật giá cà phê

Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên tiếp tục tăng 200 đồng/kg lên 30.400 - 30.700 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê tỉnh Lâm Đồng thấp nhất và cao nhất tại Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông. 

Giá cà phê tại các kho quanh cảng TP HCM tăng 11 USD/tấn lên 1.285 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước

TT nhân xôGiá trung bìnhThay đổi
FOB (HCM)1.285Trừ lùi: +80
Đắk Lăk30.700+200
Lâm Đồng30.400+200
Gia Lai30.700+200
Đắk Nông30.700+200
Hồ tiêu38.0000
Tỷ giá USD/VND23.3300
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Giá cà phê robusta giao trong tháng 7 tăng 0,8% lên 1.204 USD/tấn. Giá cà phê arabica tăng 0,1% lên 106,4 UScent/pound.

Theo CNBC, giá cà phê tăng là tin tốt lành cho nông dân tại các khu vực sản xuất cà phê quan trọng mà trước đó họ gặp không ít khó khăn vì giá cà phê liên tục thấp trong nhiều năm qua.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), kể từ năm 2016 thì so với mức trung bình của thập kỉ, giá cà phê đã lao dốc đến 30%. Giá cà phê arabica tháng 3 đạt hơn 1,12 USD/pound, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 3 USD/pound ghi nhận hồi năm 2011.

"Rất nhiều trong số 25 triệu nông dân trồng cà phê trên toàn thế giới đã phải vật lộn để trang trải chi phí hoạt động vì giá hạt giống và phân bón tiếp tục tăng. Do đó, thu nhập của nông dân giảm đáng kể và sinh kế của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng", ICO nêu ra trong báo cáo công bố hồi cuối tuần trước.

Đại dịch COVID-19 đã gây ra tình trạng gián đoạn nguồn cung từ công đoạn sản xuất, vận chuyển đến bán lẻ vì lệnh phong tỏa qui mô lớn được ban bố trên khắp thế giới.

Chẳng hạn, các lô hàng từ Columbia - một nhà sản xuất cà phê lớn khác, có thể tạm thời bị gián đoạn vì lệnh phong tỏa, CNBC dẫn thông tin từ ICO.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay toàn vùng Tây Nguyên và miền Nam không đổi, dao động trong khoảng 37.000 - 39.500 đồng/kg. 

Tỉnh

 

/huyện (khu vực khảo sát)
Giá thu mua

 

Đơn vị: VNĐ/kg
ĐẮK LẮK 
— Ea H'leo38.000
GIA LAI 
— Chư Sê37.500
ĐẮK NÔNG 
— Gia Nghĩa38.000
BÀ RỊA - VŨNG TÀU 
— Giá trung bình39.500
BÌNH PHƯỚC 
— Giá trung bình38.500
ĐỒNG NAI 
— Giá trung bình37.500

Theo Bộ Công Thương, hiện đang trong vụ thu hoạch hạt tiêu tại khu vực Tây Nguyên và miền Nam, giá ở mức thấp trong nhiều năm trở lại đây. 

Sản lượng hạt tiêu dự trữ trong nước khá lớn, nhưng Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô. Hiện sản phẩm chế biến từ hạt tiêu chủ yếu gồm: hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng nghiền bột, một lượng ít hạt tiêu đỏ, hạt tiêu xanh ngâm nước muối... 

Nhìn chung, cơ cấu sản phẩm hạt tiêu chế biến chưa hợp lý, hạt tiêu trắng có giá trị xuất khẩu cao, nhưng chỉ chiếm 10 - 15% tổng sản lượng, dẫn đến giá trị mang lại cho ngành hạt tiêu trong nước thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. 

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu chậm lại, ngành hạt tiêu nội địa cần nâng cấp khâu chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong thời gian tới.

Cập nhật giá cao su

Trên  Sở Giao dịch hàng hóa kỳ hạn Tokyo (Tocom) (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 6/2020 lúc 10h45 ngày 1/5 (giờ địa phương) giảm 0,2% xuống 140 yen/kg. 

Mặc dù hoạt động sản xuất tại Trung Quốc đang trở lại bình thường, nhưng xuất khẩu của nước này sẽ bị hạn chế bởi nhu cầu của nước ngoài giảm do tác động của dịch Covid-19, nhu cầu trong nước cũng sẽ chậm lại. 

Do vậy, ngành sản xuất sản phẩm cao su của Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất lốp xe tự động, có thể mất nhiều thời gian để quay lại với công suất bình thường. Những điều trên có thể sẽ tác động tiêu cực đến nhu cầu cao su tự nhiên của Trung Quốc. 

Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo nhu cầu cao su toàn cầu sẽ giảm 8,2% trong tháng 4/2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. 

Dự báo trên chưa tính đến sự điều chỉnh giảm nhu cầu tại Ấn Độ, cũng như giảm xuất khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia khi các nước này đang phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp và lệnh phong tỏa. 

Trong báo cáo mới đây, ANRPC dự báo sản lượng cao su tự nhiên năm 2020 sẽ đạt 14,11 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2019. 

Theo dự báo này, tốc độ tăng trưởng sản lượng đã được điều chỉnh thấp hơn 0,5% so với dự báo được đưa ra vào tháng 3/2020. 

Việc giảm sản lượng chủ yếu là do giá cao su giảm và các biện pháp kiểm soát đi lại và lệnh đóng cửa của chính phủ các nước, cũng như nhu cầu giảm khiến các nhà máy chế biến buộc phải giảm công suất, xuống 13,82 triệu tấn.

H.Mĩ