FTA trở nên vô nghĩa nếu ngành dệt may không đáp ứng quy tắc xuất xứ

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng, Cục xuất nhập khẩu cho hay “Nếu không đáp ứng được quy tắc xuất xứ cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật khác thì FTA cũng trở nên vô nghĩa”. Đây được coi là một trong những thách thức lớn của ngành dệt may Việt Nam đang phải đối diện.

fta tro nen vo nghia neu nganh det may khong dap ung quy tac xuat xu Dệt may Việt Nam nhiều cơ hội mở rộng thị trường
fta tro nen vo nghia neu nganh det may khong dap ung quy tac xuat xu Doanh nghiệp dệt may đối mặt với thách thức từ hàng giả, hàng nhái

Indonesia và Malaysia bắt đầu đầu tư vào ngành này của Việt Nam

Tại Hội thảo hiệp định CPTPP - EVFTA những tác động đối với ngành dệt may Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong 6 tháng đầu năm cùng với những diễn biến mới từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc theo hướng có lợi cho hàng hóa Việt Nam cũng như tiến độ nhập khẩu nguyên phụ liệu đang tăng nhanh.

Dự kiến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 6 tháng cuối năm sẽ đạt tốc độ tăng trưởng tốt, kim ngạch ước đạt 18,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 35 tỷ USD, vượt 1 tỷ USD với kế hoạch.

fta tro nen vo nghia neu nganh det may khong dap ung quy tac xuat xu
Hội thảo hiệp định CPTPP - EVFTA những tác động đối với ngành dệt may Việt Nam. (Ảnh: Đức Quỳnh)

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay động lực tăng trưởng chính đối với ngành dệt may Việt Nam là các hiệp định thương mại tự do các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc… Đồng thời ngành dệt may được kỳ vọng hưởng lợi từ các FTA lớn như CPTPP hay EVFTA dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm nay.

“Trước đây, việc xuất khẩu sang Australia hay Canada rất khó khăn nhưng kể từ khi ký CPTPP, số lượng đơn hàng từ hai thị trường này tăng rất nhanh. Ngành dệt may Việt Nam đã thực sự bước vào sân chơi lớn”, ông Giang nhận định.

Đồng thời, các FTA đã tạo ra sức hút lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Ông Giang cho hay Hàn Quốc là quốc gia đầu tư lớn nhất vào ngành dệt may Việt Nam, thứ hai là Đài Loan. Một số nước khác như Indonesia và Malaysia bắt đầu đầu tư vào ngành này của Việt Nam.

Ngoài FTA, bước phát triển về công nghệ cũng là động lực làm thay đổi năng lực cạnh tranh, tác động tích cực đến kết quả xuất khẩu trong 6 tháng. Theo ông Giang, hiện nay, một số doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất, giảm thiểu hàng trăm lao động trong khi chất lượng được cải thiện.

Tuy nhiên, theo ông Giang các hiệp định vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với ngành dệt may, đặc biệt là đối với hàng rào kỹ thuật về đảm bảo quy tắc xuất xứ.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng, Cục xuất nhập khẩu, nếu không đáp ứng được quy tắc xuất xứ cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật khác thì FTA cũng trở nên vô nghĩa.

Ngoài ra, phí logistics cũng là một thách thức đối với ngành dệt may. Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, chi phí logistics của Việt Nam hiện nay cao hơn các nước trong khu vực. Cụ thể, so với Thái Lan, phí logistics cao hơn 6%, Trung Quốc 7%, Malaysia 12% và cao tới gấp 3 lần so với Singapore. Điều này làm giảm cạnh tranh của hàng dệt may so với các nước trong khu vực dù Việt Nam được cho là quốc gia có chi phí nhân công thấp hơn.

“Doanh nghiệp phải đàm phán giảm từng cent một với các đơn vị vận chuyển”, ông Giang chia sẻ.

Để giải quyết những tồn tại trên, tận dụng lợi thế của các FTA, ông Vũ Đức Giang cho rằng các doanh nghiệp trong nước cần xây dựng chuỗi cung ứng sản xuất, giảm bớt phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài. Điều này giúp đảm bảo quy tắc xuất xứ của các FTA.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa việc đào tạo nhân lực, và áp dụng công nghệ cao giúp cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm. Đối với với hoạt động logistics, các doanh nghiệp vận tải trong nước cần xây dựng theo chuỗi, giúp giảm chi phí cho các doanh nghiệp dệt may.

Thị trường xuất khẩu dệt may khối CPTPP tăng mạnh

Thông tin từ ông Cẩm, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 16,5 tỷ USD, tăng 16,49% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với tốc độ tăng 10,43% của cùng kỳ năm 2017.

Cụ thể, mặt hàng may mặc đạt 12,86 tỷ USD, tăng 15,27%, tăng khá so với mức tăng 8,32% của năm 2017. Mặt hàng vải đạt 787 triệu USD với mức tăng trên 31,8%; các mặt hàng có giá trị gia tăng cao cũng có mức tăng trưởng tốt như xơ sợi tăng 19%; vải địa kỹ thuật tăng 11,8%; phụ liệu dệt may tăng 19,1%.

Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 10,78 tỷ USD, tăng 15,99% so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị thặng dư đạt 7,6 tỷ USD, tăng 13,78% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về thị trường xuất khẩu, những thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, các nước khối CPTPP, EU, Hàn Quốc, ASEAN... đều tăng mạnh, tốc độ tăng vượt trội so với cùng kỳ năm 2017; các mặt hàng xuất khẩu bứt phá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018 là vải, áo thun, áo khoác, váy.

Xem thêm

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/fta-tro-nen-vo-nghia-neu-nganh-det-may-khong-dap-ung-quy-tac-xuat-xu-61792.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/