eSport tại Việt Nam: Hành trình vượt qua ánh mắt kì thị là trò tiêu khiển không phải để kiếm sống đến trở thành ngành công nghiệp tỉ đô

Đoàn Mạnh An sinh ra để trở thành một bình luận viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực thể thao điện tử (eSport), còn gọi là một caster (bình luận viên).

Vài năm trước, khi mới ra trường với tấm bằng marketing, Đoàn Mạnh An thấy mình trong một văn phòng buồn tẻ, làm giấy tờ mỗi ngày. Đều đặn như thế mỗi ngày khiến anh cảm thấy chán. Vì vậy, anh bỏ việc, bài viết trên KrAsia ghi lại hành trình này.

"Trong thời gian tuyệt vọng đó, tôi ở nhà xem các bình luận viên khác trong trò chơi Liên minh huyền thoại, và vô tình thấy quảng cáo tuyển dụng việc làm bình luận viên cho Vietnam eSport TV. 

Thế là tôi quyết định nắm lấy cơ hội này. Vào thời đó, thể thao điện tử không phổ biến ở Việt Nam như ngày nay", anh nói.

DSC04650-1175x500

Nguồn: KrAsia

5 năm sau, Mạnh An trở thành một trong những ngôi sao bình luận thể thao điện tử chuyên nghiệp ở Việt Nam. 

Một số cuộc thi mà anh ấy tham gia bình luận bao như Vietnam Championship Series A (VCSA) – giải đấu chuyên nghiệp cao nhất dành cho các đội Liên minh huyền thoại tại Việt Nam – và giải Mid-Season Invitational (MSI) 2019 gần đây, một giải đấu do Riot Games tổ chức cho cùng Liên minh huyền thoại trong mùa hè vừa qua.

Mạnh An làm việc cho Vietnam eSport TV, thuộc sở hữu của Garena, công ty giải trí kỹ thuật số thuộc Sea Group. 

Một bình luận viên nhiệt huyết cháy hết mình, anh tường thuật trận đấu game cho người xem và chuyên về các trận đấu Liên Minh Huyền Thoại. Các trận đấu thường kéo dài tới 35 phút, công việc của Mạnh An là nói về cách người chơi chọn đội hình và liệu chiến thuật của họ, như gây áp lực hoặc chơi phòng thủ, có phù hợp hay không.

Được coi là mạng lưới thể thao điện tử hàng đầu trong nước, Vietnam eSport TV có khoảng 2,95 triệu người theo dõi trên YouTube và đã đạt được khoảng 1,85 tỉ lượt xem, với trung bình 650.000 lượt xem cho mỗi video trên kênh của mình.

IMG-1590

Đoàn Mạnh An. Nguồn ảnh: Mạnh An.

Ở Việt Nam, trò chơi điện tử vẫn được xem là trò tiêu khiển, không phải là thứ mà ai đó kiếm sống. 

Ở một mức độ nào đó, việc trở thành một game thủ, dù là chuyên nghiệp hay tình cờ, vẫn chịu một chút kì thị xã hội bắt nguồn từ sự khác biệt giữa các thế hệ.

Tuy nhiên, các nhóm thanh niên có đam mê chơi game đang biến nó thành sự nghiệp cho cuộc đời mình, cho dù đó là caster, game thủ thể thao điện tử hay nhà phát triển. Và khi sự bùng nổ công nghệ vẫn đang diễn ra tại Việt Nam, lĩnh vực này sẽ còn lớn hơn nhiều trong tương lai.

Ánh mắt hoài nghi và kì thị

Một trong những rào cản lớn nhất mà các caster và game thủ thể thao điện tử phải đối mặt là ở nhà. Công việc của họ vẫn còn khá mới mẻ. Chỉ mới trong thập niên vừa qua, với sự ra đời của Hiệp hội thể thao điện tử giải trí Việt Nam năm 2009, trò chơi điện tử đã trở thành xu hướng và được công nhận là môn thể thao cạnh tranh. 

Tuy nhiên, một số người không hiểu tại sao lại có người theo dõi các game thủ chơi game trên màn hình máy tính.

Cũng giống với trường hợp của Mạnh An, caster Thắng Thép (biệt danh của anh) – người gắn bó với nhà xuất bản game địa phương Appota – đã dành thời gian để thuyết phục các bậc cha mẹ hoài nghi về công việc của mình. 

Cả hai còn nhớ cách ba mẹ lôi họ ra khỏi các quán "net" và bị mắng vì dành quá nhiều thời gian chơi điện tử khi còn ở tuổi "teen". Ngay cả bây giờ, khi các vị chuyên gia trẻ tuổi làm việc trong lĩnh vực game, Mạnh An và Thắng Thép đã đập tan hoàn toàn sự hoài nghi của cha mẹ.

"Mẹ tôi vẫn hỏi tôi còn chơi game không. Tôi thường phải nhắc bà về công việc của tôi bây giờ", Mạnh An nói.

Một phần là vẫn có. Trong thực tế, công việc đòi hỏi nhiều hơn thế.

Các bình luận viên không cần phải là một trong những người chơi game giỏi nhất, nhưng họ cần nắm vững cơ chế trò chơi, anh Thắng nói. 

Thần tượng của anh ấy là Trevor "Quickshot" Henry, một trong những caster đầu tiên của thế giới về trò chơi Liên minh huyền thoại. Anh đã đồng hành cùng người xem qua nhiều sự kiện giải vô địch thế giới về Liên minh huyền thoại.

Trước khi gia nhập vào Appota, Thắng đã phát triển kinh nghiệm và nhịp điệu bình luận bằng cách bình luận trận đấu tại các sự kiện game trong cộng đồng game thủ Street Fighter của Hà Nội.

"Bạn cần phải thành thạo từ vựng và cũng phải chơi trò chơi điện tử để khám phá chứ không phải chỉ để giành chiến thắng trong các trận đấu", anh Thắng nói. 

"Tôi không chuẩn bị cho bất kì cuộc thi nào. Nó đến một cách tự nhiên bởi vì tôi đã chơi ở các vị trí khác nhau để tăng kiến thức và sự quen thuộc với các trò chơi".

Một số bình luận viên cũng phát trực tiếp các video bình luận trận đấu và tương tác với người hâm mộ. Đó là một cách để xem lại khi không xem trực tuyến. Lịch trình khá linh hoạt, và các caster có thể thử nghiệm các phong cách tường thuật khác nhau.

Một hình ảnh đẹp về giới game thủ

Khoảng hai năm trước, Mạnh An được mời tham gia một mạng độc quyền trên Facebook Gaming bao gồm gần 500 người sáng tạo nội dung liên quan đến trò chơi tại Việt Nam. Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam và các streamer trên Facebook Gaming đã thu hút hàng triệu lượt xem.

Trong cộng đồng game, chỉ một số ít các streamer đã vươn lên thành người nổi tiếng. Các streamer nổi tiếng nhất ở Việt Nam – như ViruSs, PewPew và Misthy, những người theo cách riêng của họ đã nuôi dưỡng lượng người theo dõi khổng lồ – có hàng triệu người theo dõi trên các nền tảng phát trực tuyến, nhận tài trợ từ công ty nước giải khát cho các thương hiệu thiết bị máy tính và làm việc với các cơ quan sáng tạo.

Mạnh An tin rằng anh ta có một cơ hội tốt để làm đẹp hồ sơ của mình với tư cách là một streamer. Anh đào tạo để phát triển hiểu biết hơn về một số trò chơi nhất định và tương tác nhiều hơn với người hâm mộ. 

Các streamer phải đi trước các xu hướng và chuẩn bị tinh thần để xử lí những hành vi tiêu cực được nhắm vào họ bởi những kẻ hay gièm pha.

Hãy nghĩ về nó như thế này: Bóng đá rất phổ biến ở Việt Nam và mọi người biết tên của những nhà bình luận nổi tiếng cho môn thể thao này, ngay cả khi họ không xem nhiều trận đấu. Có lẽ, những bình luận viên cuồng nhiệt có thể tận hưởng một số biện pháp đó trong tương lai.

Không có công thức thực sự để trở thành một streamer hoặc caster thành công. Đối với Mạnh An, nó xuất phát từ khiếu hài hước của anh ấy. Đối với Thắng Thép, nó là về tính cách thực tế của anh.

"Chìa khóa thực sự là hiểu những gì người xem muốn", Mạnh An nói. "Kể từ khi chuyển sang chơi Teamfight Tactics [một trò chơi video dạng chiến đấu tự động độc lập], tôi đã có nhiều thời gian hơn để tương tác với người xem của mình vì nhịp độ của nó không quá nhanh".

Sự đi lên và công nhận về eSport

Hầu hết người thuộc giới millenials ở Việt Nam đều lớn lên bên cạnh các trò chơi điện tử. Trước khi kết nối internet trở thành một tiện ích thực tế, những người trẻ tuổi thường đến vào các quán cà phê internet để chơi các trò chơi trực tuyến hàng giờ liền.

Điều đó đã thay đổi khi các kết nối internet trở nên nhanh hơn và rẻ hơn. Facebook đổ bộ vào Việt Nam, cũng như YouTube. Trò chơi điện tử được phát hành đồng thời trên toàn cầu, vì vậy những người trẻ tuổi ở Việt Nam có thể tải chúng xuống và bắt đầu chơi như bất kì ai khác trên thế giới. 

Trò chơi di động phụ trợ Flappy Bird được phát triển vào năm 2013 bởi Nguyễn Hà Đông và đưa hình ảnh trò chơi di động Việt Nam lên bản đồ thế giới.

Hiện nay, Việt Nam chỉ có kì lân duy nhất là VNG. Các công ty khởi nghiệp khác tập trung vào trò chơi trong nước bao gồm Appota, VTC Game và SohaGame. Công ty thể thao điện tử khu vực Garena đã hoạt động tại Việt Nam được một thập kỉ. Các nhà tạo trò chơi đổ tiền để tạo các danh hiệu thể thao điện tử lớn cũng như tài trợ.

Theo báo cáo do Appota công bố trong năm 2018, Việt Nam có khoảng 18 triệu người chơi thể thao điện tử trong năm ngoái và đang có 8 triệu người xem trực tiếp ít nhất một lần một tuần. 

Với khoảng 51 triệu thuê bao 3G và 4G và khoảng 32,8 triệu game thủ trong nước, Appota ước tính rằng cứ khoảng hai người có internet di động ở Việt Nam thì có một người chơi các trò chơi video trên điện thoại của họ, như PUBG Mobile, hoặc Arena of Valor và Free Fire của Garena.

Báo cáo của Appota cũng trích dẫn việc công ty phân tích trò chơi điện tử và thể thao điện tử Newzoo xếp hạng Việt Nam là thị trường trò chơi lớn thứ 28 trên thế giới, tăng từ bậc 35 trong năm 2017. Năm ngoái, ngành trò chơi điện tử và thể thao điện tử của Việt Nam đã tạo ra doanh thu ước tính trên 365 USD triệu.

Chris Tran, người phụ trách thể thao điện tử cho Riot Games khu vực Đông Nam Á, cho biết thị trường Việt Nam có tiềm năng mạnh mẽ vì khán giả trẻ, các game thủ cạnh tranh và tinh thần cộng đồng mạnh mẽ. 

Năm 2018, Riot Games bắt đầu trao một vị trí chính thức cho đội thể thao điện tử hàng đầu Việt Nam trong các giải đấu quốc tế Liên minh huyền thoại.

Jason Ng, Phó chủ tịch quan hệ đối tác chiến lược tại Garena, cho biết chiến thắng gần đây của Team Flash trong sự kiện Arena of Valor World Cup 2019 đã thể hiện tài năng thể thao điện tử ưu tú của Việt Nam.

Việt Nam cũng nằm trong số 12 đội được đại diện tại sự kiện Free Fire World Series gần đây do Garena tổ chức tại Brazil.

Ra mắt cách đây hai năm, Sea tuyên bố rằng trò chơi di động Free Fire đã thu về hơn 1 tỉ USD, được thúc đẩy bởi các thị trường game phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, Mỹ Latinh và Ấn Độ. 

"Cùng với phần còn lại của Đông Nam Á, bức tranh game và thể thao điện tử ở Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh chóng", Ng cho biết. "Arena of Valor của chúng tôi cũng là một trong những game di động hàng đầu tại Việt Nam và khu vực, và thể thao điện tử tiếp tục là một động lực lớn cho sự thành công liên tục của nó".

Báo cáo về e-Conomy SEA năm nay của Google, Temasek và Bain & Company dự đoán rằng thị trường trò chơi trực tuyến ở Đông Nam Á sẽ trị giá 9 tỉ USD vào năm 2025. Những người trong ngành tin rằng Việt Nam sẽ chiếm một phần lớn thị trường này và nổi lên như một trung tâm thể thao điện tử khu vực.

Ng cũng lưu ý rằng thể thao điện tử đang nhận được sự công nhận tích cực của Chính phủ. 

Lần đầu tiên trong lịch sử, các đội thể thao điện tử, bao gồm cả những game thủ Việt Nam, sẽ tham gia tại Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games), khai mạc ở Manila vào ngày 30/11. Sẽ có 6 nội dung thi đấu bao gồm Dota 2, Liên Quân Mobile, Mobile Legends: Bang Bang, Tekken, StarCraft II và Hearthstone.

AWC_VietnamWinner02-1024x576

Team Flash – đội tuyển Việt Nam 1 vô địch AWC 2019 và nhận được sự chú ý từ cộng đồng quốc tế. (Nguồn: oneeSport)

Tuy nhiên, bất chấp tiềm năng của lĩnh vực này, vẫn có một cảm giác kì thị xã hội mà những người chơi thể thao điện tử, caster và các streamer ở Việt Nam phải vượt qua.

Mạnh An hi vọng sẽ thay đổi điều đó. Anh dự định trở thành một giảng viên thể thao điện tử sau khi nghỉ hưu. "Hầu hết bậc cha mẹ đều không công nhận điều này, nhưng chơi game thực sự có thể dạy cho bạn những kĩ năng quan trọng như logic, hoặc cách phản ứng với mọi thứ một cách nhanh chóng", anh nói. 

"Tuy nhiên, tôi luôn nói với các fan của mình rằng việc cân bằng thời gian giữa chơi game và các nhiệm vụ khác trong cuộc sống là cực kì quan trọng".

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/esport-tai-viet-nam-hanh-trinh-vuot-qua-anh-mat-ki-thi-la-tro-tieu-khien-khong-phai-de-kiem-song-den-tro-thanh-nganh-cong-nghiep-ti-do-20191129141106558.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/