Dòng vốn ngoại 2.210 tỉ đồng tiếp tục 'đổ' vào TTCK Việt Nam tháng 7, thúc đẩy VN-Index tiến sát mốc 1.000 điểm

Thống kê giao dịch trong tháng 7 vừa qua, khối ngoại mua ròng 2.210 tỉ đồng, trong khi bộ phận tự doanh CTCK trở lại bán ròng 96 tỉ đồng. Hoạt động mua ròng của khối ngoại tập trung PLX và VCB.

Khối tự doanh bán ròng gần 96 tỉ đồng trong tháng 7, 'gom' mạnh MSN

Thống kê giao dịch trong tháng 7, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán trở lại bán ròng 95,7 tỉ đồng với khối lượng 28,8 triệu đơn vị. Nếu không tính giao dịch bán ròng chứng chỉ quỹ ETF nội E1VFVN30, khối tự doanh đã bán ròng gần 42 tỉ đồng cổ phiếu tháng qua.

Trong tháng 6, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 130,9 tỉ đồng, tuy nhiên, khối lượng bán ròng 26,1 triệu đơn vị.

TD

Nguồn: Thu Thủy tổng hợp

Tại giao dịch cổ phiếu, mã VNM có giá trị bán ra cao nhất trong tháng 7, đạt 270 tỉ đồng. Bên cạnh đó, khối tự doanh bán ra trên 200 tỉ đồng các cổ phiếu khác như MWG (262 tỉ đồng), VHM (259 tỉ đồng), MBB (254 tỉ đồng) và TPB (218 tỉ đồng). 

Những mã còn lại ghi nhận giá trị bán ra cao phải kể đến TCB (162 tỉ đồng), VPB (161 tỉ đồng), HPG (159 tỉ đồng) và VIC (148 tỉ đồng).

Diễn biến trái chiều, mã MSN gây chú ý khi được khối tự doanh mua vào 676 tỉ đồng. Tháng 6 trước đó, mã này cũng ghi nhận giá trị mua vào 545 tỉ đồng. Như vậy, trong hai tháng, khối tự doanh đã mua 1.221 tỉ đồng cổ phiếu của Tập đoàn Masan.

Tại giao dịch cổ phiếu VIC của Vingroup, khối tự doanh mua 248 tỉ đồng mã này. Cuối tháng 7 vừa qua, VinFast đã bàn giao lô 200 chiếc xe Lux A2.0 và Lux SA2.0 đầu tiên cho khách hàng đúng theo tiến độ cam kết.

Theo sau đó, MWG và VHM lần lượt ghi nhận giá trị mua vào 229 tỉ đồng và 218 tỉ đồng. Khối tự doanh cũng chi trên trăm tỉ đồng mua vào HPG, VNM, MBB, FPT, ngoài ra còn có TCB.

Tại giao dịch chứng chỉ quỹ, E1VFVN30 được khối này mua vào 147 tỉ đồng nhưng đồng thời bị bán ra 201 tỉ đồng.

Khối ngoại mua ròng 2.207 tỉ đồng trên sàn HOSE, riêng PLX 'hút' trên nghìn tỉ đồng vốn ngoại

Tổng hợp giao dịch trong tháng qua, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng tổng cộng 2.210 tỉ đồng trên toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đáng chú ý, tính riêng trên sàn HOSE, giá trị mua ròng của khối ngoại lên tới 2.207 tỉ đồng với khối lượng hơn 1,96 triệu đơn vị, trong đó khối này mua ròng 2.173 tỉ đồng cổ phiếu. Chứng chỉ quỹ ETF nội cũng được mua ròng 73,7 tỉ đồng với khối lượng hơn 5,1 triệu đơn vị. Chứng quyền có đảm bảo bị bán ra hơn 4 tỉ đồng với khối lượng gần 5 triệu đơn vị.

HOSE

Nguồn: Thu Thủy tổng hợp

Tại Top10 mã mua ròng nhiều nhất, cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) giao dịch đột biến với giá trị mua ròng 1.257 tỉ đồng. Cùng với việc cổ phiếu vào top10 mua ròng, Petrolimex cũng gia nhập nhóm doanh nghiệp báo lãi nghìn tỉ nửa đầu năm 2019. Được biết, doanh thu thuần toàn Tập đoàn đạt 91.696 tỉ đòng, giảm 5%; LNST 2.545 tỉ đồng, tăng 11% và bằng 60% kế hoạch năm.

Theo sau đó, cổ phiếu VCB được khối ngoại mua ròng với 416 tỉ đồng. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài còn mua ròng một số cổ phiếu khác với giá trị trên 150 tỉ đồng như VRE (210 tỉ đồng), CTD (192 tỉ đồng) và GAS (165 tỉ đồng). Các mã còn lại trong top mua ròng có giá trị từ trên 100 – 150 tỉ đồng gồm KBC, BID, VJC và VIC.

Ngược lại, dẫn đầu Top10 mã bị bán ròng nhiều nhất là HPG với 426 tỉ đồng, theo sau đó là VNM (212 tỉ đồng). Cổ phiếu có giá trị bán ròng thấp hơn như PDR (95 tỉ đồng), KDH (86 tỉ đồng), HBC (82 tỉ đồng) và HDB (72 tỉ đồng). Mặt khác, các mã PVT, MSN, STB và YEG cùng chịu áp lực bán ròng từ nhà đầu tư nước ngoài.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng170 tỉ đồng trên sàn HNX

Trái với diễn biến trên HOSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng 169,6 tỉ đồng trên HNX với khối lượng hơn 13,2 triệu đơn vị.

HNX

Nguồn: Thu Thủy tổng hợp

Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài tập trung 'xả' CEO và PVS  lần lượt 73 tỉ đồng và 71,7 tỉ đồng, theo sau là NDN của Nhà Đà Nẵng (18,8 tỉ đồng). Khối ngoại đảo chiều bán ròng cổ phiếu SHS (14,2 tỉ đồng) trong khi mua ròng mã này tháng trước. 

Cùng chiều bán ròng, một số mã ghi nhận giá trị dưới 10 tỉ đồng như TNG (9 tỉ đồng), VGS (8,5 tỉ đồng), NTP (5 tỉ đồng), theo sau còn có INN (4,2 tỉ đồng), DEA (2,6 tỉ đồng) và DBC (2,4 tỉ đồng).

Ở chiều mua ròng, dòng tiền ngoại tìm đến VCS nhiều nhất (23,9 tỉ đồng). Cùng ghi nhận giá trị mua ròng còn có SHB (4,9 tỉ đồng), AMV (3,6 tỉ đồng), DGC (3,4 tỉ đồng), PVI (3,2 tỉ đồng). Ngoài ra, lọt top mua ròng trên sàn này còn TIG, IDV, PSD, BCC và IVS.

Khối ngoại mua ròng 5 tháng liên tiếp trên UPCoM

Thống kê trên UPCoM, hoạt động mua vào của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục áp đảo trong tháng 7 với giá trị 846 tỉ đồng trong khi bán ra 691 tỉ đồng. Như vậy, khối ngoại mua ròng 172,7 tỉ đồng tháng vừa qua, ghi nhận tháng mua ròng thứ 5 liên tiếp tại thị trường này.

UPCOM

Nguồn: Thu Thủy tổng hợp

Cổ phiếu có giá trị giao dịch nổi bật trên UPCoM là QNS khi được khối ngoại mua ròng 116,2 tỉ đồng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nươc ngoài lần lượt mua ròng VTP và GVR 49,7 tỉ đồng và 40,5 tỉ đồng. Cổ phiếu LPB ghi nhận giá trị mua ròng 17,4 tỉ đồng, tiếp đến là ACV (14,5 tỉ đồng), GEG (11,6 tỉ đồng). 

Trong nhóm bị bán ròng nhiều nhất còn có các mã khác như VGG, KDF, ABI và CTR.

Trái xu hướng với nhóm cổ phiếu trên, khối ngoại chủ yếu bán ròng VEA 27,3 tỉ đồng, HND (17,7 tỉ đồng), OIL (8 tỉ đồng). Mặt khác, khối này còn tạp áp lực bán ròng lên VGI (4,5 tỉ đồng), WSB (3,7 tỉ đồng), SAS (2,9 tỉ đồng), BSR (2,3 tỉ đồng), VGT (2 tỉ đồng)…

Tổng quan dữ liệu giao dịch từ hai sàn HOSE và HNX, thị trường UPCoM cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài với động thái 'bơm' 2.210 tỉ đồng vào TTCK Việt Nam.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/ttck-viet-nam-diem-den-hap-dan-khoi-ngoai-bom-2210-ti-dong-thuc-day-vn-index-len-1000-diem-20190802151744671.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/