|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 12/8: Tổ chức trong nước bán ròng phiên thứ 10 liên tiếp, xả hơn 1.100 tỷ đồng

07:21 | 12/08/2021
Chia sẻ
Thống kê giao dịch của NĐT tổ chức trong nước, nhóm này có chuỗi mua ròng 10 phiên liên tiếp từ ngày 30/7 đến ngày 11/8. Về giá trị cụ thể, tự doanh bán ròng 1.128 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 769 tỷ đồng.

Thị trường duy trì sắc xanh trong phần lớn thời gian giao dịch nhưng áp lực bán mạnh dần về cuối phiên đã khiến VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất ngày. Kết phiên, VN-Index ghi nhận mức giảm hơn 4,6 điểm, chốt tại mốc 1,357 điểm, tương ứng mức giảm 0,34% so với phiên trước đó.

Dòng tiền đầu tư thu hẹp khi thị trường chỉ có 9/19 nhóm ngành tăng điểm với biên độ khá thấp. Tỷ trọng phân bổ dòng tiền vào nhóm ngân hàng tăng trở lại trong khi dòng tiền vẫn tiếp tục cao ở nhóm chứng khoán, giảm ở nhóm dầu khí và thép.

Tác động mạnh lên điểm số ở chiều giảm của VN-Index là VIC và GVR với mức giảm lần lượt 1,8 điểm và 1 điểm. Còn ở chiều ngược lại, VCB đã hỗ trợ thu hẹp khoảng cách giảm điểm với điểm số đóng góp tăng đạt 1,5 điểm.

Độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tiêu cực với thanh khoản tăng so với phiên trước cho thấy tâm lý chốt lãi ngắn hạn khi thị trường đang dần tiếp cận ngưỡng cản 1.380 điểm. Giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 26,116 tỷ đồng, giá trị giao dịch toàn thị trường tính cả 3 sàn đạt 31,633.5 tỷ đồng, tăng 10,5% so với phiên liền trước.

Trong phiên VN-Index giảm gần 5 điểm, vị thế của các bên tham gia giao dịch giữ nguyên, ngoài trừ khối tự doanh. Nhóm này đảo chiều mua ròng hơn 300 tỷ đồng.

Dòng tiền thông minh 12/8: Tổ chức trong nước bán ròng phiên thứ 10 liên tiếp, xả hơn 1.100 tỷ đồng - Ảnh 1.

Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp từ Fiinpro).

Tự doanh chuyển mua ròng phiên VN-Index giảm gần 5 điểm, tâm điểm FUEVFVND

Trong phiên vừa qua, khối tự doanh mua ròng 303,4 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 304,6 tỷ đồng.

Tự doanh mua ròng 9/18 ngành, trong đó nhóm mua ròng mạnh nhất là dịch vụ tài chính, bất động sản.

Top10 cổ phiếu thu hút nhóm tự doanh, dẫn đầu là chứng chỉ quỹ FUEVFVND với giá trị 262,8 tỷ đồng, theo sau là VHM (30,6 tỷ đồng), PVT (17,9 tỷ đồng). Bên cạnh đó, dòng vốn tự doanh còn tìm đến cổ phiếu VIC (17,6 tỷ đồng), TCB (12,1 tỷ đồng) và HPG (12 tỷ đồng). Ngoài ra, khối tự doanh còn rót vốn cho loạt cổ phiếu khác như ACB, FPT, STB, NVL.

Ở chiều ngược lại, tự doanh chủ yếu bán ròng cổ phiếu ngành ngân hàng. Trong Top10 mã chịu áp lực bán ròng, cổ phiếu VPB của VPBank ghi nhận giá trị cao nhất40,3 tỷ đồng, kế đến là MWG 27,1 tỷ đồng. 

Ngoài ra, cùng chiều bán ròng trong phiên hôm qua còn có các mã SMC, KBC, OCB, PNJ, REE, VHC, GMD và BID với giá trị dưới 20 tỷ đồng.

Dòng tiền thông minh 12/8: Tổ chức trong nước bán ròng phiên thứ 10 liên tiếp, xả hơn 1.100 tỷ đồng - Ảnh 2.

Top10 mã khối tự doanh mua/bán ròng phiên 11/8. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tổ chức trong nước duy trì bán ròng phiên thứ 10 liên tiếp

Thống kê giao dịch của NĐT tổ chức trong nước, nhóm này có chuỗi mua ròng 10 phiên liên tiếp từ ngày 30/7 đến ngày 11/8. Về giá trị cụ thể, tổ chức nội bán ròng 1.128,2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 769,4 tỷ đồng.

Tổ chức nội bán ròng 13/18 ngành, trong đó lực mua lớn nhất ở nhóm ngân hàng. Top cổ phiếu bị khối này bán ròng có VHM, VPB, DIG, LPB, TCB, PLX, HPG, CTG, SSB, FPT.

Ở chiều ngược lại, tổ chức trong nước mua ròng chủ yếu ngành du lịch và giải trí. Top các mã được mua ròng có FLC, AGG, SCR, IJC, ASM, VJC, CTD, BCG, NKG, GIL.

Cá nhân trong nước mua ròng mạnh đối ứng với NĐT nước ngoài

Ghi nhận giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường, hoạt động mua ròng ghi nhận giá trị 1.567,1 tỷ đồng, trong đó giá trị gom ròng khớp lệnh là 1.399,7 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 13/18 ngành, tập trung vào nhóm dịch vụ tài chính. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm SSI, VHM, VPB, VCI, DIG, MBB, VIC, CTG, LPB, GMD.

Bên phía bán ròng khớp lệnh, họ rút ròng 5/18 ngành còn lại, chủ yếu là nhóm dầu khí, y tế. Chiều bán ròng ghi nhận các mã STB, FLC, PLX, VNM, NLG, DGW, PVT, SCR, AGG.

Khối ngoại bán ròng phiên thứ hai liên tiếp, tập trung vào SSI                       

Về phía NĐT nước ngoài, khối này bán ròng 750,9 tỷ, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 934,9 tỷ đồng.

Lực mua ròng khớp lệnh chính của NĐT ngoại là nhóm dầu khí, bán lẻ. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã STB, PLX, VNM, NLG, DGW, PTB, PDR, PHR, DGC, BVH.

Trong đó, nước ngoài tiếp tục mua ròng PLX liên quan đến giao dịch cổ đông chiến lược mua lại cổ phiếu quỹ khi doanh nghiệp bán ra. Tính từ đầu năm nước ngoài mua ròng 1.388 tỷ đồng cổ phiếu của ông lớn xăng dầu Petrolimex.

Ngoài ra, mã STB cũng được khối ngoại xuống tiền gom ròng phiên thứ 9 liên tiếp. Tính từ đầu năm, nước ngoài mua ròng 3.315 tỷ STB, là một trong những mã được mua ròng lớn nhất thị trường.

Phía bên bán ròng khớp lệnh, khối ngoại tập trung xả cổ phiếu nhóm dịch vụ tài chính. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã SSI, FUEVFVND, VCI, VIC, MBB, GAS, CTG, GMD, VRE.

Trong ba cổ phiếu họ Vingroup, nước ngoài đã mua ròng VHM (thỏa thuận) và tiếp tục bán ròng VIC, VRE.

Thu Thảo

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.