Doanh nghiệp dệt may có nhiều cơ hội duy trì tăng trưởng lợi nhuận

BVSC cho rằng với những lợi thế về thuế từ các Hiệp định thương mại sẽ ký kết, EVFTA, cũng như Hiệp định vừa có hiệu lực, CPTPP, ngành may mặc Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để tiếp tục duy trì sự tăng trưởng trong thời gian tới đây.

Doanh nghiệp may mặc Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận sâu hơn vào thị trường EU

Theo báo cáo mới đây của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, với việc ký kết và tham gia các Hiệp định thương mại thời gian qua, ngành may mặc Việt Nam liên tục được hưởng lợi nhờ những chính sách thuế ưu đãi, qua đó giúp hàng may mặc Việt Nam không ngừng gia tăng thị phần, rõ rệt nhất phải kể đến thị trường may mặc Nhật Bản và Hàn Quốc.

Do đó, BVSC cho rằng với những lợi thế về thuế từ các Hiệp định thương mại sẽ ký kết, EVFTA, cũng như Hiệp định vừa có hiệu lực, CPTPP, ngành may mặc Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để tiếp tục duy trì sự tăng trưởng trong thời gian tới đây.

Doanh nghiệp dệt may có nhiều cơ hội duy trì tăng trưởng lợi nhuận   - Ảnh 1.

Cụ thể, với EVFTA, là hiệp định thương mại giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam đang đợi Quốc hội EU phê duyệt, nếu có hiệu lực nhiều khả năng sẽ là bước ngoặt mới cho hàng may mặc Việt Nam.

Một số dòng thuế sẽ ngay lập tức xóa bỏ và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn đối với toàn bộ mặt hàng may mặc trong 7 năm, Hiệp định này có thể sẽ giúp hàng may mặc Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn so với Bangladesh và Campuchia, hai quốc gia đang được hưởng chính sách thuế ưu đãi thuộc chương Everything but Arm (EBA) từ châu Âu là 0%.

Nhờ đó, nhiều khả năng các doanh nghiệp may mặc Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận sâu hơn vào thị trường nhập khẩu may mặc lớn nhất Thế giới so với quá khứ. Tuy nhiên, việc phát triển tại thị trường này cũng đòi hỏi các Doanh nghiệp Việt Nam cần phải cân đối giữa lợi ích kinh tế bên cạnh việc đảm bảo nguồn gốc vải nguyên liệu sử dụng, từ EU hoặc Việt Nam hoặc bên thứ 3.

Trong khi đó, việc CPTPP vừa chính thức có hiệu lực tại Việt Nam ngày 14/3/2019, có thể trong ngắn hạn sẽ không mang đến nhiều tác động đột biến cho may mặc Việt Nam do chúng ta đã ký kết 7/10 quốc gia thuộc CPTPP trước đó với các mức ưu đãi tương đương hoặc thậm chí với điều kiện xuất xứ có phần linh động hơn. 

Tuy nhiên, về trung và dài hạn, không thể không kể đến việc CPTPP sẽ giúp Việt Nam tiếp cận những thị trường mới, qua đó đa dạng hóa danh mục khách hàng. Trong đó, tiềm năng nhất là thị trường Canada, quy mô kim ngạch nhập khẩu may mặc khoảng 9 tỉ USD, với lộ trình giảm hoàn toàn thuế quan trong vòng 4 năm.

Nhu cầu may mặc toàn cầu năm 2019 có thể tăng trưởng chậm lại

BVSC cho rằng, trong năm 2019, những thách thức mang tính toàn cầu, đặc biệt là các sự kiện như rủi ro bất ổn Mỹ-Trung, Brexit, … nhiều khả nảng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Thế giới. 

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, tốc độ tăng trưởng khả quan ở các quốc gia phát triển tiếp tục được duy trì cùng với những tiến triển trong đàm phán Mỹ-Trung gần đây cũng như triển vọng Anh và EU đạt được thỏa thuận liên quan đến vấn đề Brexit (có khả năng gia hạn thêm thời gian) sẽ đóng vai trò hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu tiêu dùng. 

Do đó, theo Báo cáo "State of Fashion" của McKinsey&Co., doanh số ngành Thời gian, cụ thể mặt hàng may mặc có thể tăng trưởng 4-5% trong 2019. Trong đó, thị trường lớn như Bắc Mỹ và các quốc gia đã phát triển tại Châu Âu sẽ tiếp tục tăng trưởng dù với tốc đô chậm lại, đạt lần lượt 2,5%-3,5% và 1,5-2,5%.

Dệt may Thành Công báo lãi tăng 292% trong tháng 2Dệt may Thành Công báo lãi tăng 292% trong tháng 2 [Infographic] Lợi nhuận nhóm dệt may [Infographic] Lợi nhuận nhóm dệt may 'bứt phá' trong năm 2018 'Sóng' doanh nghiệp dệt may và môi trường lên HNX, UPCoM trong tuần mới


Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-det-may-co-nhieu-co-hoi-duy-tri-tang-truong-loi-nhuan-2019031906500892.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/