Cửa hàng tiện lợi châu Á - Cơ hội lớn trong không gian nhỏ

Những chuỗi cửa hàng bán lẻ địa phương đang đào sâu vào thị trường ngách mà những gã khổng lồ nước ngoài thất bại trong việc tiếp cận.

Theo Nikkei Asian Review, chuỗi cửa hàng tiện lợi ở Đông Nam Á đang khá thành công với những chiến lược như siêu thị nhỏ, thiết kế dành riêng cho những thành phố đông dân hay những vùng nông thôn, tạo cho họ sự linh hoạt mà những đối thủ lớn của nước ngoài không thể đáp ứng.

Đa dạng sản phẩm trong một không gian nhỏ

cua hang tien loi chau a co hoi lon trong khong gian nho
Cửa hàng VinMart+ ở Phố Cổ Hà Nội với bề ngang hẹp vài mét

Một cửa hàng Vinmart+ bé xíu trên đường Lê Duẩn trong khu Phố Cổ Hà Nội với không gian hẹp nhưng sâu, chiếm ít hơn 100 m2. Cảnh tượng có lẽ xa lạ bởi những gã khổng lồ từ Nhật, nhưng Vingroup - tập đoàn quản lý chuỗi cửa hàng này, lại thấy những hứa hẹn ở khu vực đông dân.

Cửa hàng nhỏ này tự hào có dãy sản phẩm đa dạng ngang hàng với siêu thị, với thực phẩm tươi và được chế biến, gồm các loại rau củ quả mang thương hiệu VinEco, cũng như nhu yếu phẩm hàng ngày. Lối đi nhỏ hơn 1 mét, cho hiệu quả sử dụng cao hơn trong một không gian giới hạn để chất được nhiều mặt hàng hơn. Kho hàng trên lầu được cải tạo từ không gian cư trú trước đó.

“Nó quá tiện lợi đến nỗi tôi không còn đi đến chợ hay siêu thị nữa,” một người nội trợ 38 tuổi hàng ngày đến đây nói.

Cửa hàng bán hàng từ 4hchiều đến 7h30 tối mỗi ngày trong tuần, nhằm thu hút những người phụ nữ đi làm về ghé mua.

Việc đi ngược lại thực tiễn phổ biến ở những nước phát triển, nơi các cửa hàng tiện lợi thường thường lớn hơn, khoảng 150-200 m2, cho phép VinMart+ tăng số cửa hàng nhanh chóng. Vingroup có kế hoạch mở 3.000 cửa hàng trong 2 năm tới.

Những đối thủ cạnh tranh ban đầu bỏ qua cửa hàng mini, xem như vô hại, giờ đây đã bắt đầu nhận thức họ như một mối đe dọa. “Khi chúng tôi thấy những cửa hàng như VinMart+ mọc lên như nấm, chúng tôi biết rằng họ thực sự nghiêm túc,” người đứng đầu chi nhánh khu vực của cửa hàng tiện lợi Nhật cho hay.

Giữ mọi thứ đơn giản

Tiêu dùng tăng trưởng đi cùng với sự phát triển kinh tế Đông Nam Á được dẫn dắt không phải bởi siêu thị hay cửa hàng bán lẻ, mà là bởi các cửa hàng tiện lợi. Ở Indonesia, hai gã khổng lồ thống lĩnh thị trường với hơn 10.000 cửa hàng mỗi bên là Indomaret - điều hành bởi Tập đoàn Salim Group, và chuỗi cửa hàng Alfamart của Sumber Alfaria Trijaya.

Phát triển nhanh kèm theo là sự cạnh tranh gay trong ngành. 7-Eleven phát triển mạnh mẽ ởThái Lan, mở thêm khoảng 10.000 cửa hàng thông qua tập đoàn địa phương, những đã phải đóng cửa 116 cửa hàng tại Indonesia hồi cuối tháng 6.

Những hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài vào cửa hàng tiện lợi đã thúc đẩy 7-Eleven chuyển các cửa hàng của mình dưới hình thức một nhà hàng. Nhưng mô hình này tốn chi phí cao, cùng với áp lực cạnh tranh từ hai đối thủ lớn trên, buộc họ phải rút lui.

Một cửa hàng Alfamart nhỏ xíu nằm trên tầng 1 của một chung cư trên phố Jakarta, tránh xa sự nhộn nhịp của các con đường chính. Giống như VinMart+ ở Hà Nội, nó chiếm ít hơn 100 m2. Bởi tình trạng tắc đường ở Jakarta khiến nhiều người ngoại ra ngoài mua sắm, thậm chí các cửa hàng như thế này còn mong đợi doanh thu ổn định nếu họ càng gần nhà người tiêu dùng.

Alfamart giảm số lượng sản phẩm để phù hợp với kích thước nhỏ của cửa hàng, với đồ ăn được cho vào hộp và liên tục chạy chương trình giảm giá. Chiến lược chi phí thấp, giá thấp ngược lại với 7-Eleven, cung cấp một dãy rộng các sản phẩm và chỗ ngồi rộng rãi trong khi vẫn giảm giá, đã thu hút được rất nhiều khách hàng thường xuyên.

Những năm gần đây, Alfamart phát triển ở các đô thị địa phương và vùng hải đảo xa xôi. Họ có cửa hàng trên đảo Java, số lượng đã tăng hơn 3 lần từ năm 2012 đến cuối tháng 3 lên 3.500, chiếm 28% trong tổng số cửa hàng của nó.

Các đối thủ nước ngoài có khuynh hướng tránh xa Java, bởi những thách thức hậu cần liên quan. Alfamart đã thành công trong việc xây dựng kho lưu trữ ở khu vực xa xôi, tạo nên vị thế thống trị bằng các mở các cửa hàng bán lẻ gần đó. Mỗi cửa hàng tốn 54.000 đến 63.000 USD để chuẩn bị, ít hơn một nửa so với những cửa hàng tiện lợi từ đối thủ Nhật Bản, theo Industry Insider.

Chất lượng hơn số lượng

Ngành sản xuất của Myanmar đã có những tiến bộ nhanh chóng, với những gã khổ lồ như Coca Cola nhảy vào, nhưng bán lẻ vẫn chậm phát triển hơn. City Mart Holding, nhà điều hành cửa hàng tiện lợi hàng đầu đất nước, là một ngoại lệ hiếm hoi.

Chuỗi cửa hàng City Express hoạt động vào năm 2011 hiện chỉ có 65 cửa hàng, nhưng chất lượng của họ tốt đến mức không lo phải hết chỗ trong những thị trường phát triển. Dãy sản phẩm rộng lớn bao gồm thức ăn chuẩn bị sẵn như thịt viên, gà. Các cửa hàng cũng được trang bị hệ thống tính tiền và camera an ninh.

Khi đối thủ nước ngoài nhảy vào, City Express sẽ không thể giữ được thị phần nếu không có những cửa hàng chất lượng cao, CEO Win Win Tint cho biết.

Các cửa hàng hoạt động 24h/ngày, mua sắm ban đêm tương đối ít, nhưng là cách để vận hành thu thập. City Mart đặt mục tiêu 200 cửa hàng trong 2 năm tới, đến năm 2019, họ tập trung nâng cao chất lượng.

“Thật sự rất tiện khi nó mở cửa suốt ngày đêm,” nhân viên văn phòng 29 tuổi cho hay. “Thật khó để phải dự trữ đồ ăn qua ngày.”

Tạp chí Forbes của Mỹ vinh danh CEO Win Win Tint vào top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Họ cũng liệt kê người sáng lập VinGroup là người giàu nhất Việt Nam.

Điều mà cả hai cùng chia sẻ là sự thấu hiểu sâu sắc vào thị trường của họ. Họ đánh cuộc rằng khách hàng sẽ trả nhiều hơn 10%-20% phí ở những cửa hàng nhỏ hơn với các quầy hàng sạch sẽ và hàng hóa chất lượng cao. Cả hai đều đã có những cách linh hoạt để đối phó với mạng lưới vận tải nhỏ ở quốc gia của mình. Chẳng hạn như dùng những chiếc xe nhỏ hơn và chuyển thực phẩm trong những chiếc hộp mát.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/cua-hang-tien-loi-chau-a-co-hoi-lon-trong-khong-gian-nho-29814.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/