CPTPP, cơ hội lớn cho các ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn

Việc có quan hệ thương mại tự do với các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, từ đó giúp nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

CPTPP, cơ hội lớn cho các ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn - Ảnh 1.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương. Nguồn: baodautu.vn

Thông tin cơ bản của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Thời gian kí kết: 3/2018

Các nước thành viên: Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia, Việt Nam.

Hiệp định được 7 nước thành viên phê chuẩn, bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018. Tại Việt Nam CPTPP có hiệu lực từ ngày 14/1/2019.

Đây là một trong những hiệp định thương mại lớn nhất thế giới và khi được thực thi đầy đủ, sẽ bao gồm một thị trường gần 500 triệu người tiêu dùng, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu.

Tác động của CPTPP đối với Việt Nam

Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32% và 4,04% vào năm 2035. 

Tổng kim ngạch nhập khẩu cũng có thể tăng thêm 3,8%, thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu nên tác động tổng thể đến cán cân thương mại là thuận lợi.

Việc có quan hệ thương mại tự do với các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, từ đó giúp nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Đồng thời, việc tham gia Hiệp định CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng hình thành sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, là điều kiện quan trọng để nâng cao trình độ phát triển nền kinh tế, từ đó có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn.

Mức thuế cắt giảm đối với các ngành hàng xuất khẩu

Với CPTPP, mức cắt giảm thuế lên tới gần 100%, tức gần như toàn bộ các dòng thuế đều sẽ về 0%.

Cụ thể, 42,9% số dòng thuế đánh lên các mặt hàng dệt may Việt Nam nhập vào Canada sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực.Và đến năm thứ 4 thì 100% hàng dệt may Việt Nam bán cho Canada sẽ được miễn thuế hoàn toàn. Nhật Bản thì cam kết xóa ngay 99% dòng thuế…

Tương tự, ở mặt hàng giày dép, 67% dòng thuế nhập khẩu được Canada xóa bỏ ngay lập tức, 12% còn lại sẽ được xóa vào năm thứ 7, còn lại sẽ cắt giảm vào năm thứ 12. Cũng tại CPTPP, Nhật Bản đã cam kết sẽ xóa 80% dòng thuế với hàng giày dép vào năm thứ 10…

Với hàng thủy sản, phần lớn các dòng thuế đánh lên hàng Việt nhập vào Canada và Nhật Bản sẽ được xóa bỏ ngay. Đáng chú ý, CPTPP mang lại mức độ mở cửa sâu hơn, ưu đãi lớn hơn cho thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật so với Hiệp định song phương Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) hiện nay.

Qui định về xuất nhập khẩu

Nội dung cơ bản: Nguồn tin, tên qui định, nội dung cơ bản, tác động hoặc ảnh hưởng, khuyến cáo doanh nghiệp từ cơ quan chức năng. 

Tin về qui định xuất nhập khẩu bao gồm qui định về các mức thuế quan, qui định xuất nhập khẩu đối với các loại hàng hóa, chứng nhận xuất xứ, danh sách một số doanh nghiệp xuất khẩu, các qui định phòng vệ thương mại,…

Chi tiết về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương  

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/cptpp-co-hoi-lon-cho-cac-nganh-hang-xuat-khau-mui-nhon-20200107205004754.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/