Cổ phiếu tâm điểm 2/2: ACB, DGC, SBT

Một số cổ phiếu đáng chú ý được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu), DGC (Tập đoàn Hóa chất Đức Giang) và SBT (Thành Thành Công - Biên Hòa).

DGC - Tín hiệu mua ngắn hạn

Chứng khoán ACB (ACBS)

Điểm nhấn kỹ thuật:

- RSI (14) vượt qua và duy trì trên ngưỡng quá bán từ đầu tháng 12/2022 đến nay, sức mạnh giá dần được củng cố. Động lượng tăng duy trì khi vượt lên trên trung bình 50.

- MACD (12,26,9) tăng lên từ ngưỡng thấp nhất lịch sử cho thấy rủi ro giảm giá mạnh trong ngắn và trung hạn được hạn chế. Cho tín hiệu mua trong ngắn hạn với đường MACD và đường tín hiệu giao cắt.

Phân tích:

Xu hướng chi phối giá cổ phiếu hiện tại là xu hướng giảm trung hạn kéo dài từ giữa năm 2022 đến nay. Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu dao động với biên độ hẹp dần với các vùng đáy mới được tạo liên tục cao hơn, cho thấy giai đoạn điều chỉnh giá hiện tại nhiều khả năng sẽ kết thúc trong ngắn hạn sắp tới.

Khối lượng giao dịch giảm trong nhịp tích lũy nhưng có chiều hướng cải thiện trong các phiên gần đây với đột biến trong khối lượng của phiên ngày 31/1 cho thấy quan tâm của dòng tiền tại vùng giá thấp.

Nhà đầu tư được khuyến nghị tích lũy cổ phiếu DGC tại vùng giá 58.000 - 61.000 đồng/cp. Chốt lời trung hạn vùng kháng cự 78.000 - 81.000 đồng/cp. ABCS cắt lỗ khi giá cổ phiếu giảm mạnh, đóng cửa dưới ngưỡng 54.000 đồng/cp. 

Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu DGC. (Nguồn: ACBS).

SBT - Đồ thị giá có thể sẽ bước vào giai đoạn sóng tăng 3

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Điểm nhấn kỹ thuật

- Kháng cự ngắn hạn: 15,75

- Hỗ trợ ngắn hạn: 13,8

- Xu hướng ngắn hạn: Tăng

- Kháng cự trung hạn: 18,12

- Hỗ trợ trung hạn: 12,02

- Xu hướng trung hạn: Trung tính

Phân tích:

Stock Rating của SBT ở mức 80 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này đã tăng lên mức tích cực. Đồ thị giá của SBT đóng cửa tăng 1,4% với khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá của SBT có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy đồ thị giá có thể sẽ bước vào giai đoạn sóng tăng 3.

Xu hướng ngắn hạn của SBT cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.  

 Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu SBT. (Nguồn: TradingView).

ACB - Lợi nhuận năm 2022 tăng 43%

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Phân tích:

Theo báo cáo cập nhật mới đây của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, ACB công bố lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (PATMI) quý IV/2022 đạt 2,9 nghìn tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ năm trước). Tăng trích lập dự phòng là nguyên nhân khiến lợi nhuận quý IV giảm so với quý trước.

PATMI năm 2022 đạt 13,7 nghìn tỷ đồng, tăng 43%, chủ yếu nhờ thu nhập lãi ròng tăng và giảm trích lập dự phòng.  

Theo đánh giá của nhóm phân tích, ACB không có khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, điều này giúp ngân hàng tránh được rủi ro từ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ xấu của ACB tương đối thấp ở mức 0,74%, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên 159% trong quý IV/2022.

"Tỷ lệ CASA ở mức tương đối cao nhưng đang trong xu hướng giảm. Chúng tôi cho rằng các ngân hàng khác cũng sẽ chịu những ảnh hưởng tương tự do thanh khoản bị siết chặt và lãi suất tiền gửi có kỳ hạn tăng cao", báo cáo của Yuanta Việt Nam chỉ ra.

ACB đang giao dịch tương ứng với P/B 2023 là 1,2x. ACB có kết quả kinh doanh tăng mạnh với ROE năm 2023 là 24% so với trung vị ngành là 18% và chất lượng tài sản tốt hơn so với ngành. Do đó FSC vẫn duy trì khuyến nghị mua đối với ACB.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/co-phieu-tam-diem-22-acb-dgc-sbt-2023211530160.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/