[Báo cáo] Thị trường thép tháng 11/2022: Chờ động lực đến từ đầu tư công

Theo chuyên gia, để giúp thị trường thép phục hồi, Chính phủ và các địa phương, bộ, ngành cần đẩy nhanh giải ngân đầu tư công cũng như triển khai hỗ trợ doanh nghiệp thép nội địa giữ vững thị phần và có động lực để phát triển.

Trong 11 tháng đầu năm, kinh tế toàn cầu tiếp tục khó khăn khi lạm phát tăng cao, các ngành công nghiệp sử dụng thép ghi nhận tăng trưởng chậm lại. Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia đạt 147,3 triệu tấn trong tháng 10, không đổi so với cùng kỳ năm trước.

  Sản lượng thép thô thế giới đến tháng 10/2022 (Nguồn: World Steel). 

Giá các loại quặng sắt, thép phế, than cốc hồi đầu quý II và quý III đến nay liên tục giảm từ 50% đến 60% so với quý I, các doanh nghiệp sản xuất thép bị ảnh hưởng rất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, hiệu quả thấp. 

 Một số tập đoàn thép lớn trên thế giới có kế hoạch đóng cửa lò cao (như AcelorMetal). Tại Việt Nam, một vài nhà máy thép lớn đã dừng hoạt động của một số lò cao như Hoà Phát, Formosa, Tisco,.. hoặc giãn kế hoạch sản xuất như Thép Miền Nam, maruichi Sunsco…. 

 Một số tập đoàn thép lớn trên thế giới có kế hoạch đóng cửa lò cao (như AcelorMetal). Tại Việt Nam, một vài nhà máy thép lớn đã dừng hoạt động của một số lò cao như Hoà Phát, Formosa, Tisco,.. hoặc giãn kế hoạch sản xuất như Thép Miền Nam, maruichi Sunsco…. 

Tại Việt Nam, trong tháng 11, sản xuất thép thô đạt 1.232.896 tấn, giảm 10,4% so với tháng trước và giảm 35,3% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng sản xuất thép thô tháng đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ của 4 năm gần đây kể từ tháng 11/2019. Worldsteel dự báo nhu cầu thép toàn cầu sẽ giảm 2,3% trong năm 2022 đạt 1.796,7 triệu tấn sau khi tăng 2,8% trong năm 2021. Năm 2023 nhu cầu thép sẽ phục hồi 1% đạt 1.814,7 triệu tấn. Đặc biệt, đối với thép xây dựng, tình hình sản xuất vẫn tiếp tục sụt giảm so với các tháng trước và cùng kỳ 2021 do một các công ty thép cắt giảm sản xuất.

Dự báo với các sức ép từ hai phía cung – cầu cả trong và ngoài nước, thị trường quặng sắt và thị trường thép khó có thể khởi sắc hơn trong thời gian còn lại của năm nay.

Theo kế hoạch năm 2023, chủ trương của Chính phủ là tập trung đẩy mạnh đầu tư công để phục hồi và phát triển kinh tế, quyết tâm rất cao của Chính phủ thể hiện rất rõ là nguồn vốn luôn sẵn sàng, đồng thời luôn đôn đốc quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công. Theo ông Nguyễn Văn Sưa, chuyên gia ngành thép, đây được coi là “đòn bẩy” cho các doanh nghiệp thép, giúp tạo "điểm sáng" bù đắp phần nào cho sự yếu kém của lĩnh vực bất động sản nhà ở.

Ông Sưa cho rằng, để giúp thị trường thép phục hồi, Chính phủ và các địa phương, bộ, ngành cần đẩy nhanh giải ngân đầu tư công cũng như triển khai hỗ trợ doanh nghiệp thép nội địa giữ vững thị phần và có động lực để phát triển. Trong năm qua, chúng ta chỉ giải ngân được hơn 58,3% số vốn, như vậy là còn nhiều vấn đề cản trở. 

 Xem chi tiết báo cáo thị trường thép tháng 11/2022 tại đây:    

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/bao-cao-thi-truong-thep-thang-112022-cho-dong-luc-den-tu-dau-tu-cong-20231721259700.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/