Ba khả năng sẽ xảy ra với đồng nhân dân tệ

Các nhà phân tích cho biết cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm giữa Mỹ và Trung Quốc đang bắt đầu biến thành một cuộc chiến tiền tệ, theo CNBC.

106064496-1565151493370gettyimages-1139006967

Ảnh minh hoạ (Nguồn: CNBC).

Đồng nhân dân tệ đã lần đầu tiên giảm giá xuống dưới mức 7 CNY/USD từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khiến Mỹ chính thức gán mác thao túng tiền tệ cho Trung Quốc.

Trong một báo cáo gần đây, nghiên cứu toàn cầu của Bank of America (BofA) dự đoán ba kịch bản có thể xảy ra với đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

Kịch bản 1: Một cuộc chiến thương mại toàn diện - đồng nhân dân tệ mất giá 10%

Nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ chỉ bằng một phần ba lượng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc, điều này có nghĩa là Trung Quốc không thể "thắng" trong cuộc chiến về thuế quan với Mỹ về số lượng. 

Nhà phân tích của BofA cho rằng điều mà Bắc Kinh có thể làm là giảm 10% đồng nhân dân tệ để hủy bỏ tác động của mức tăng thuế quan 10% đối với hàng hóa Trung Quốc.

Kịch bản 2: Giải quyết bế tắc - đồng nhân dân tệ vẫn không thay đổi

Nếu tình trạng bế tắc kéo dài, đồng nhân dân tệ được dự đoán là dao động trong một phạm vi giới hạn trừ khi Trung Quốc chủ động "chọc giận" Mỹ bằng cách điều chỉnh giảm giá hoặc tăng giá đồng nội tệ của mình.

Kịch bản 3: Một thỏa thuận thương mại xảy ra - nhân dân tệ tăng giá

BofA cho rằng với giả định một thoả thuận thương mại xảy ra, giá trị của đồng nhân dân tệ dự kiến sẽ tăng lên nhưng không quá nhiều.

Điều này là do bất kì thỏa thuận nào cũng có thể bao gồm qui định giới hạn về mức giảm giá của đồng nhân dân tệ trong tương lai. 

"Nếu Bắc Kinh cảm thấy rằng mức mất giá của nhân dân tệ bị hạn chế, có khả năng họ cũng sẽ hạn chế cả sự tăng giá của đồng nhân dân tệ. Đặc biệt là khi họ cho rằng bất kì sự điều chỉnh tăng giá nhân dân tệ nào sẽ có tác động ngược về mặt chính trị", BofA nhận định.

US-China trade war currency impact

Việt hoá: Diệp Bình

Các đồng tiền Châu Á đã biến động ra sao?

"Một đồng nhân tệ yếu sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá của nhiều đồng tiền trong khu vực Châu Á gồm đồng rupee Ấn Độ, dollar Singapore, won Hàn Quốc, ringgit Malaysia và rupiah Indonesia", theo Jameel Ahmad - chuyên gia phân tích tại FXTM.

Trong cuộc chiến thương mại, đồng won Hàn Quốc có vẻ là người thất bại thảm hại nhất trong số các đồng tiền trên khi giảm giá 6,61% trong 7 tháng đầu năm 2019.

Thương mại Hàn Quốc phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc và Mỹ vì nước này liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng giữa hai đại gia. Đồng won cũng bị ảnh hưởng bởi tranh chấp với Nhật Bản.

Trong khi đó, bất chấp những nỗ lực của ngân hàng trung ương Thái Lan để làm suy yếu nó, đồng baht vẫn mạnh lên nhờ thặng dư thương mại lớn của đất nước, trong số các yếu tố khác.

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc cũng đã ảnh hưởng đến các nền kinh tế ở nơi khác và cùng với sự tăng trưởng chậm lại trên toàn cầu, điều này đang khuyến khích các nước nghiêng về các đồng tiền yếu hơn, Ahmad cảnh báo.

"Từ nhiều khía cạnh, thật hợp lí khi thích một loại tiền tệ giá rẻ trong khoảng thời gian không xác định", ông Ahmad nói với CNBC trong một email. 

Khi một sự suy thoái toàn cầu diễn ra, nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ có nguy cơ suy yếu do niềm tin đầu tư giảm. Điều này khuyến khích ưu tiên có một loại tiền tệ giá rẻ để tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu.

Một loại tiền tệ yếu hơn làm cho một quốc gia xuất khẩu rẻ hơn, khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn trên thị trường quốc tế.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/dieu-gi-se-xay-ra-voi-dong-nhan-dan-te-20190816162129331.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/