4 mẹo giúp bạn thăng tiến ngay cả khi làm việc tại nhà

Làm thế nào để vượt qua mặc cảm giá trị khi làm việc tại nhà? Sau đây là 4 điều bạn cần biết để đạt được những bước phát triển đáng kể trong sự nghiệp.

"4 tip" giúp bạn thăng tiến ngay khi làm việc tại nhà - Ảnh 1.

Dorie Clark tác giả của quyển sách "Tái tạo bản thân" (Ảnh: Entrepreneurial You).

Những thay đổi trong thời gian gần đây có thể khiến bạn cảm thấy mất đi nhiệt huyết trong công việc, nhất là khi làm việc tại nhà. Tuy nhiên, vẫn chưa muộn để khởi động lại cỗ máy làm việc bên trong bạn.

"Nhiều người lo ngại rằng vì không thể đến văn phòng và tương tác trực tiếp với đồng nghiệp hoặc khách hàng như trước kia, họ cảm thấy như thể cuộc sống bị 'ngưng trệ' trên một số khía cạnh", Dorie Clark, tác giả của cuốn "Entrepreneurial You", chia sẻ. 

"Thật khó để biết cách điều chỉnh hành vi của bản thân khi mà cuộc sống hiện nay vẫn còn quá nhiều thứ bấp bênh.", bà cho biết.

Sau đây là những cách giúp bạn bắt kịp guồng quay công việc mà trang CNN đã đưa ra.

Không ngừng gặp gỡ những người bạn mới

Kết nối là một phần không thể thiếu trên con đường phát triển sự nghiệp của mỗi người. Nhưng phải thế nào khi ở thời điểm hiện tại, các cuộc trò chuyện trực tiếp, những buổi tụ tập và các cuộc "hội nghị bàn tròn" đều không thể diễn ra một cách bình thường? 

Hãy chủ động tìm kiếm những người bạn mới. Và đôi khi việc đột nhiên liên lạc và trò chuyện trực tuyến với một ai đó có thể khiến bạn khó xử.

"Tôi là một người rất thích 'viện cớ' ", bà Clark nói về một mánh giúp bạn bắt chuyện với người lạ.

Đừng quên đặt ra mục tiêu gặp gỡ một người bạn mới mỗi tuần. Và hãy chắc rằng đối tượng bạn muốn tiếp cận là một người thú vị hoặc hai bạn đã từng gặp nhau trên LinkedIn.

Việc 'viện cớ' không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về các mối quan hệ sắp được thiết lập mà còn khái quát được những gì bạn thật sự đang tìm kiếm. 

Để bắt đầu cuộc trò chuyện có rất nhiều cách, ví dụ bạn có thể nói: "Tôi rất hứng thú về [lĩnh vực đã được đề cập trước đó] và tôi thấy rằng bạn đã có kinh nghiệm lãnh đạo hơn 10 năm trong lĩnh vực này. Tôi mong rằng mình có thể học hỏi nhiều hơn từ bạn."

Thường xuyên tìm kiếm feedback (đánh giá)

Việc thường xuyên tiếp nhận những phản hồi, góp ý rất có lợi cho công việc của bạn. Điều này sẽ giúp bạn xác định được điểm mạnh và điểm yếu của bạn thân. Từ đó có những bước đi, kế hoạch làm việc hiệu quả hơn. 

Và có thể nói rằng việc chỉ được đánh giá 1-2 lần/năm (bởi quản lí) sẽ khó giúp bạn đạt được kết quả làm việc như mong muốn. Bạn sẽ dễ cảm thấy chán nản và trở nên thụ động. Điều này vô tình sẽ gây khó khăn cho mối quan hệ giữa bạn và cấp trên.

Bà Clark khuyên rằng: "Bạn nên cố gắng tìm kiếm sự phản hồi một cách thường xuyên hơn. Họ sẽ không đánh giá bạn trên khía cạnh đạo đức của một con người, mà đó sẽ là những đánh giá dựa trên hiệu suất làm việc của bạn."

Nhưng không phải ai cũng thoải mái đưa ra những đánh giá, vì vậy bạn phải là người chủ động. "Hãy đến gặp sếp của bạn sau buổi thuyết trình và nói: 'Tôi sẽ làm tốt hơn trong lần tới. Ngài có nhận xét gì không? Hoặc tôi có thể làm gì để cải thiện bài thuyết trình của mình trong tương lai?"

Những cuộc trò chuyện như vậy sẽ giúp công việc của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Hãy có một cố vấn

Cố vấn sẽ là người giúp bạn trả lời những câu hỏi liên quan đến nghề nghiệp, các mối quan hệ và đưa ra những định hướng cũng như tác động đến sự nghiệp của bạn.

Theo Wendi Weiner, một chuyên gia về nghề nghiệp và thương hiệu cá nhân, bạn nên xây dựng mối quan hệ với một người có cấp bậc cao hơn tại nơi làm việc. 

Quản trị mối quan hệ với cấp trên

Sếp giữ vai trò then chốt đối với sự nghiệp của bạn. Bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc "làm thân" với cấp trên khi thiếu vắng những lần chạm mặt ngẫu nhiên ở hành lang hay những cuộc trò chuyện trực tiếp khác.

Trong trường hợp này, hãy để sếp thúc đẩy sự nghiệp dài hạn của bạn bằng cách cho bạn cơ hội tham gia và tiếp cận các dự án mới. Theo Dana Brownlee, tác giả của quyển "The Unwritten Rules of Managing Up" (Luật bất thành văn về quản trị cấp trên), bạn nên tìm cách giải quyết các điểm đau của sếp. Đó có thể là cuộc họp diễn ra vào một buổi sáng mà sếp của bạn không thể tham gia, nhưng bạn lại có hỗ trợ, xử lí được. Hay tại một cuộc hợp quan trọng sắp diễn ra và bạn là người có thể đề xuất những ý kiến thảo luận.

"Một câu hỏi khác sẽ là: Ba ưu tiên hàng đầu của bạn trong năm nay là gì?" Brownlee hỏi. "Hãy xác định những điều quan trọng nhất đối với họ, nó sẽ giúp bạn định hướng được những gì mình có thể làm trong suốt thời gian còn lại của năm."

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/4-meo-giup-ban-thang-tien-ngay-ca-khi-lam-viec-tai-nha-20201117214124602.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/