2019 sửa Luật Đất đai, Luật Chứng khoán

Với 100% phiếu thuận, chiều 8/6 Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2019 và điều chỉnh chương trình 2018.

2019 sua luat dat dai luat chung khoan Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cần sửa Luật Đất đai, 'ôm' đất 3 năm nếu không sử dụng thì phải tăng thuế
2019 sua luat dat dai luat chung khoan Sáng nay, Quốc hội sẽ chất vấn về quản lý đất đai và việc làm
2019 sua luat dat dai luat chung khoan Đề xuất bổ sung quy hoạch sử dụng đất cấp vùng vào Luật Đất đai sửa đổi
2019 sua luat dat dai luat chung khoan
100% đại biểu có mặt đồng ý với chương trình xây dựng luật

Theo nghị quyết, Quốc hội đã đồng ý bổ sung Luật Công an nhân dân (sửa đổi) thông qua tại kỳ họp thứ 6 (cuối năm 2018).

Luật Quản lý thuế (sửa đổi) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công đều được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự lùi từ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường lùi từ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8.

3 dự án được đưa ra khỏi chương trình năm 2018 là Luật Dân số, Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Công an xã.

Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019) sẽ trình Quốc hội thông qua 7 dự án, trong đó có Luật Hành chính công.

Trong 9 dự án luật được cho ý kiến tại kỳ họp này có Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; Luật Chứng khoán (sửa đổi)... các dự án này sẽ được thông qua vào kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2019.

Với nghị quyết này, Quốc hội yêu cầu Chính phủ dành thời gian thỏa đáng để thảo luận, cho ý kiến đối với dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chính phủ cũng được yêu cầu có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án, dự thảo, thực hiện nghiêm việc tổ chức lấy ý kiến, chấn chỉnh việc tham gia ý kiến của các bộ, ngành có liên quan để bảo đảm chất lượng; trong quá trình giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo.

Nếu có ý kiến khác với cơ quan thẩm tra, với Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì báo cáo Quốc hội để xem xét, quyết định; bảo đảm ban hành văn bản quy định chi tiết có hiệu lực cùng thời điểm với hiệu lực của luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được thông qua, nghị quyết nêu rõ.

Quốc hội cũng yêu cầu đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội dành thời gian thỏa đáng để nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, tăng cường tham gia thảo luận, tranh luận góp phần hoàn thiện các dự án, dự thảo luật.

Xem thêm

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/2019-sua-luat-dat-dai-luat-chung-khoan-56260.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/