Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc sẽ duy trì tăng trưởng hai con số?
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc sẽ duy trì tăng trưởng hai con số?. (Ảnh: Reuters) |
Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc
Theo số liệu của VASEP, trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 642 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước.
Cụ thể, xuất khẩu tôm sang các thị trường đạt 352 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái; với Trung Quốc chiếm tỷ trọng 18% và chỉ đứng sau Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU).
Tương tự, xuất khẩu cá tra tăng 46% lên 209 triệu USD, trong đó xuất sang thị trường Trung Quốc chiếm 21% và gần bằng Mỹ.
Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ tiếp tục xu hướng giảm từ cuối năm ngoái do chính sách hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc và yêu cầu về giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ vùng nước.
Trong Hội thảo “Thị trường thủy sản Trung Quốc: Tiềm năng cung cấp của Việt Nam” do VASEP tổ chức ngày 30/8 tại TP. HCM, đại diện của VASEP đã đưa ra dự báo cũng như những cơ hội và thách thức đối với ngành thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Hội thảo “Thị trường thủy sản Trung Quốc: Tiềm năng cung cấp của Việt Nam" (Ảnh: Vũ Thắng) |
Dự báo xu hướng xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc
Theo đại diện của VASEP, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc, đặc biệt là tôm và cá tra, vẫn còn dư địa phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của tầng lớp trung lưu và bình dân.
Ngược lại, xuất khẩu cá ngừ, bạch tuộc vẫn chưa khả quan vì gặp khó ở giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ.
Hơn nữa, Trung Quốc có thể sẽ thắt chặt quy định an toàn thực phẩm, kiểm dịch và điều này sẽ hạn chế xuất khẩu thủy sản, đại diện của VASEP cho hay.
Theo đó, xuất khẩu thủy sản dự báo sẽ duy trì tăng trưởng hai con số trong những năm tới.
Cơ hội nào cho thủy sản Việt Nam vào Trung Quốc?
Trên thực tế, thủy sản Việt Nam vào Trung Quốc đang gặp nhiều thuận lợi, như ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) năm 2011. Với Hiệp định này, Trung Quốc cam kết xóa bỏ 95% số dòng thuế quan, và tiến tới cắt giảm hơn nữa trong năm 2018 hoặc 2019.
Xét về nguồn cung thủy sản nội địa, Trung Quốc trong những năm tới dự báo sẽ thiếu hụt các sản phẩm thủy sản do chính sách hạn chế đánh bắt thủy sản.
Xét về nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, Trung Quốc có thể trở thành một trong những thị trường tiêu thụ hải sản lớn nhất châu Á khi chính phủ nới lỏng chính sách sinh đẻ, cho phép một gia đình có thể có hai con. Nhu cầu tiêu thụ các hàng hóa chứa protein, như thủy sản, theo đó cũng sẽ tăng lên, ông Yang Yong, Chủ tịch của công ty Guangzhou Nutriera Biotechnology Co., nhận định.
Dân số tăng, GDP tăng trưởng ổn định, thu nhập tăng, lương cơ bản của Trung Quốc cũng tăng nhanh và đều đặn hàng năm sẽ là những động lực kích thích nhu cầu tiêu thụ hàng hóa thủy sản của nước này. Năm 2016, tiêu thụ thủy sản của Trung Quốc tăng 4%, cao hơn so với tiêu thụ các sản phẩm từ động vật trên cạn, ông Yang Yong cho biết.
Cũng theo ông, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc vẫn còn dư địa để tăng trưởng bởi thói quen tiêu thụ hàng hóa protein của người dân nước này vẫn chưa tương xứng với mức thu nhập hiện tại.
Một yếu tố thuận lợi nữa là chính sách khuyến khích nhập khẩu của chính phủ Trung Quốc thông qua việc hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Hơn nữa, chính phủ Trung Quốc đang tăng cường kết nối thông quan hàng hóa với số lượng lớn với các bạn hàng.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng tăng cường ký kết các thỏa thuận về kiểm dịch, kiểm định với các nước xuất khẩu; khuyến khích các doanh nghiệp trong nước làm đại lý phân phối hàng hóa cho doanh nghiệp nước ngoài; đẩy mạnh thương mại điện tử;…
Thủy sản Việt Nam phải đối mặt với thách thức nào?
Theo đại diện của VASEP, nhiều hàng thủy sản của Việt Nam vẫn chịu thuế nhập khẩu cao khi xuất sang Trung Quốc, trong khi giá nhập khẩu vào thị trường này cũng không cao so với các thị trường khác.
Điển hình, giá nhập khẩu cá tra đông lạnh của Trung Quốc thấp hơn nhiều so với Mỹ và EU vì yêu cầu chất lượng sản phẩm không cao. Như vậy, thủy sản Việt Nam sẽ gặp bất lợi nếu Trung Quốc đột ngột ngừng nhập khẩu. Khi đó, sản phẩm này sẽ khó xuất khẩu sang thị trường khác vì không đảm bảo chất lượng.
Mặt khác, cách thức thanh toán của Trung Quốc cũng không theo thông lệ quốc tế. Chính phủ Trung Quốc cũng đang có xu hướng thắt chặt quy định an toàn thực phẩm.
Về phía Việt Nam, thủ tục Hải quan chưa linh hoạt cho các doanh nghiệp xuất khẩu, xuất khẩu tiểu ngạch không ổn định, thiếu thông tin nghiêm trọng về thị trường Trung Quốc.
Châu Á - Thị trường tiềm năng mới nổi của ngành tôm Việt Nam Nhu cầu tiêu thụ tôm ở châu Á, đặc biệt là ở Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc, tăng mạnh trong giai đoạn 2014 – ... |
'Vua tôm' Minh Phú cảnh báo Việt Nam đang thừa tôm cỡ lớn Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cảnh báo người nuôi tôm nên chia nhiều đợt ... |
Xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 5,13 tỷ USD Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 8 năm 2017 ước đạt 749 triệu USD, đưa ... |
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Mỹ cần chú ý điều gì? Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP) của Mỹ đưa ra các yêu cầu về cấp phép, khai báo dữ liệu và lưu ... |
Khoảng 10% sản lượng thủy sản toàn cầu bị loại bỏ Theo một nghiên cứu mới đây, mỗi năm các đội tàu khai thác loại bỏ gần 10 triệu tấn thủy sản trở lại biển mỗi ... |