|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu thủy sản tháng 2 tăng gần 30% nhờ giá cá tra, tôm ở mức cao

15:46 | 28/02/2018
Chia sẻ
Tháng 2, giá cá tra và tôm nguyên liệu đều giữ xu hướng tăng; trong đó giá cá tra đang giữ ở mức cao kỷ lục, giá tôm có thể lên cao hơn nữa trước tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Australia. 
xuat khau thuy san thang 2 tang gan 30 nho gia ca tra tom o muc cao Tôm nguyên con của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Australia
xuat khau thuy san thang 2 tang gan 30 nho gia ca tra tom o muc cao Giá cá tra tăng kỷ lục, doanh nghiệp 'khát' nguyên liệu chế biến
xuat khau thuy san thang 2 tang gan 30 nho gia ca tra tom o muc cao Giá tăng cao - Tín hiệu vui đầu năm của ngành cá tra Việt Nam

Giá cá tra nguyên liệu đang ở mức cao kỷ lục

Đối với cá tra, Bộ NN nhận định tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này vẫn đang diễn biến tốt.

Sản lượng nuôi cá tra của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong hai tháng đầu năm 2018 ước đạt 163,3 ngàn tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, một số tỉnh nuôi cá tra trọng điểm đạt sản lượng lớn, cụ thể như An Giang đạt 49 nghìn tấn, Cần Thơ đạt 17,2 nghìn tấn.

xuat khau thuy san thang 2 tang gan 30 nho gia ca tra tom o muc cao
Giá cá tra nguyên liệu đang ở mức cao kỷ lục. (Ảnh minh họa)

Thị trường cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng 2/2018 tiếp tục vững giá ở mức cao kỷ lục do thị trường xuất khẩu ổn định, trong khi nguồn cung duy trì mức thấp. Giá dao động ở mức 27.000 – 29.000 đồng/kg tùy theo chất lượng cá, kích cỡ và phương thức thanh toán. Có nơi giá được đẩy lên đến 29.000 - 32.000 đồng/kg như tại An Giang.

Vào những ngày sát dịp Tết Nguyên đán, các nhà máy chế biến tại Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ… đã tạm ngưng nhập cá mới, tập trung giải quyết các đơn hàng còn lại trước dịp Tết. Hiện các nhà máy đang bắt đầu thu mua trở lại, Bộ NN cho biết.

Con tôm Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Australia, giá có thể tăng mạnh hơn

Theo ghi nhận của Bộ NN, giá tôm thương phẩm trong tháng 2 khá ổn định, như tôm thẻ chân trắng có giá 110.000 - 120.000 đồng/kg (cỡ 60 – 70 con/kg), 85.000 - 95.000 đồng/kg (cỡ 100 - 110 con/kg). Giá tôm sú là 210.000 - 230.000 đồng/kg (cỡ 40 - 50 con/kg); 130.000 - 150.000 đồng/kg (cỡ 70 - 80 con/kg).

Trong khi đó, giá tôm sống tại thị trường nội địa duy trì xu hướng tăng giá do nhu cầu tiêu dùng tăng vào thời điểm cận Tết Nguyên đán…

Cụ thể, tại Bạc Liêu, giá tôm sú oxy loại 20 - 40 con/kg tăng thêm khoảng 20.000 - 50.000 đồng/kg so với tháng trước, dao động 250.000 - 360.000 đồng/kg. Giá tôm sú ướp đá cỡ 20 - 40 con/kg duy trì ở mức giá 170.000 – 290.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, tôm ướp đá chững giá và thậm chí giảm so với tháng trước do các doanh nghiệp giảm mua vào để chuẩn bị nghỉ Tết. Cụ thể, giá tôm thẻ chân trắng ướp đá cỡ 50, 60, 100 con/kg giảm 4.000 - 10.000 đồng/kg xuống mức tương ứng 120.000 đồng/kg, 110.000 đồng/kg, 95.000 đồng/kg.

Mới đây, sau chuyến khảo sát, tìm hiểu chuỗi sản xuất tôm xuất khẩu tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Australia kết luận tôm nguyên con của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Australia, VTV đưa tin. Dự kiến, sau chuyến khảo sát này, cơ quan nông nghiệp hai nước sẽ có buổi làm việc nhằm thúc đẩy hoạt động xuất - nhập khẩu mặt hàng tôm trong thời gian tới.

Nếu được phép xuất khẩu sang thị trường Australia, mặt hàng tôm của Việt Nam có thể sẽ tăng giá mạnh hơn nữa.

Tình hình chung của ngành thủy sản

Theo ước tính của Bộ NN, sản lượng nuôi trồng thủy sản hai tháng đầu năm 2018 ước đạt 551 ngàn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2017. Sản lượng khai thác thuỷ sản trong cùng kỳ ước đạt 496,9 nghìn tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá trị xuất khẩu thủy sản trong hai tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,11 tỷ USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong tháng 1, chiếm 50,9% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Ở chiều ngược lại, Bộ NN ước giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản trong hai tháng đầu năm 2018 đạt 270 triệu USD, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong tháng 1 là Ấn Độ, Nauy, Chi Lê, Trung Quốc và Indonesia.

Oanh Oanh