|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu dầu kỷ lục của Mỹ đang 'cuỗm' đi thị phần tại châu Á của Nga, OPEC

20:00 | 29/05/2018
Chia sẻ
Khối lượng dầu thô xuất khẩu lớn chưa từng có từ Mỹ được chuyển sang châu Á trong vài tháng tới sẽ “cướp đi một miếng bánh thị phần” của Nga và các nhà sản xuất OPEC.
xuat khau dau ky luc cua my dang cuom di thi phan tai chau a cua nga opec [Infographic] Các đòn trừng phạt kinh tế của Mỹ sẽ tác động thế nào đến Iran?
xuat khau dau ky luc cua my dang cuom di thi phan tai chau a cua nga opec Nhà Trắng: Nguồn cung dầu toàn cầu đủ mạnh để cắt xuất khẩu từ Iran

Theo Reuters, Mỹ dự kiến xuất khẩu 2,3 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 6, trong đó 1,3 triệu thùng/ngày đang hướng đến thị trường châu Á.

Số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, xuất khẩu dầu của quốc gia này chạm đỉnh 2,6 triệu thùng/ngày trong 2 tuần trước.

Khối lượng xuất khẩu của Mỹ đạt kỷ lục khi sản lượng dầu thô lên cao nhất mọi thời đại, khiến giá dầu thô giảm hơn 9 USD/thùng so với giá dầu thô Brent trong phiên giao dịch ngày 28/5, mức chênh lệch lớn nhất trong hơn 3 năm và mở ra cơ hội kiếm lời từ chênh lệch giá cho nguồn cung dư thừa xuất sang thị trường khác.

Sự khác biệt trong giá dầu thô tiêu chuẩn là cơ hội cho các nhà lọc dầu châu Á giảm lượng dầu thô nhẹ nhập khẩu từ Trung Đông và Nga, sau khi giá dầu Brent và giá dầu Gulf lên cao nhất trong nhiều năm.

“Chúng tôi đa dạng nhiều khu vực khác nhau. Nếu Saudi Aramco và công ty Abu Dhabi National Oil vẫn không giảm giá dầu trong tháng tới, chúng tôi sẽ tăng khối lượng hàng hóa mua từ Mỹ”, một nhà nhập khẩu tại Đông Nam Á cho biết.

xuat khau dau ky luc cua my dang cuom di thi phan tai chau a cua nga opec

Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Mỹ

Tại Châu Á, Trung Quốc, dẫn đầu bởi nhà lọc dầu lớn nhất khu vực Sinopec, là quốc gia nhập khẩu dầu thô Mỹ lớn nhất. Sinopec, sau khi giảm nhập khẩu từ Arab Saudi, đã mua kỷ lục 16 triệu thùng (tương đương 533.000 thùng/ngày) dầu thô Mỹ trong tháng 6, theo hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề.

Ấn Độ và Hàn Quốc là người mua lớn tiếp theo tại châu Á, với mỗi quốc gia nhập lần lượt 6 triệu và 7 triệu thùng dầu trong tháng 6. Theo đó, công ty Indian Oil mua 3 triệu thùng dầu đầu tháng này thông qua một vụ đấu thầu, trong khi Reliance Industries mua tới 8 triệu thùng, dù vẫn chưa rõ nếu lượng hàng này đều được vận chuyển trong tháng 6.

Lượng dầu nhập khẩu của Hàn Quốc được thúc đẩy bởi các nhà lọc dầu hàng đầu quốc gia, gồm SK Energy và GS Caltex .

Nhà lọc dầu CPC của Đài Loan cũng tăng lượng dầu mua vào lên 7 triệu thùng trong tháng 6 và tháng 7.

Ngoài ra, xuất khẩu dầu của Mỹ sang Thái Lan sẽ tăng ít nhất 2 triệu thùng, với công ty dầu nhà nước PTT PCL nhập 1 triệu thùng dầu thô ngọt nhẹ WTI; Thai Oil và Esso Thailand mỗi công ty mua ít nhất 500.000 thùng dầu thô Bakken.

Reliance từ chối đưa ra bình luận, trong khi PTT, Thai Oil và Esso Thailand vẫn chưa trả lời đề nghị phỏng vấn của Reuters.

Tuy nhiên, dù châu Á và châu Âu muốn mua nhiều dầu thô Mỹ hơn, khối lượng kỷ lục đang gây áp lực đối với cơ sở hạ tầng xuất khẩu tại Mỹ, hạn chế khả năng bơm và vận chuyển nhiều dầu hơn.

“Dầu đá phiên đang chiếm lĩnh thị phần của OPEC trong vài năm qua. Việc thiếu thốn cơ sở hạ tầng sẽ tạm thời nhượng lại thị phần cho tổ chức xuất khẩu”, ông R.T. Dukes, người đứng đầu phòng cung cấp dầu ở 48 tiểu bang tại công ty Wood Mackenzie, Mỹ cho biết.

Xem thêm

Lyly Cao

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.