Xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm, buộc các doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường mới
Theo Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) hai quý đầu năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 836,4 triệu USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Vasep, quý II/2017, sản xuất cá tra đã đi vào ổn định, giá cá tra nguyên liệu đã giảm sau khi tăng đột biến vào tháng 4/2017. Diễn biến xuất khẩu tại các thị trường tác động và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước.
Báo cáo của Vasep cho thấy, quý II/2017, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hong Kong tăng 40,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến hết tháng 6/2017, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt 171,4 triệu USD, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2016. Dự báo, trong thời gian tới, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng từ 25 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đạt 176,4 triệu USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam từ trước tới nay, nên Mỹ tiếp tục là thị trường dẫn đầu xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Hai quý đầu năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 836,4 triệu USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa |
Theo Vasep, xuất khẩu cá tra trong 6 tháng đầu năm nay giảm ở thị trường Mỹ và EU đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh giá trị xuất khẩu sang một số thị trường tiềm năng khác như: Brazil, Mexico, Colombia và Ảrập Xêut.
Do đó, giá trị xuất khẩu sang các thị trường này tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Brazil tăng 46,3%; Mexico tăng 31,3%; Colombia tăng 15,8% và Ảrập Xêut tăng 12,8%. Dự báo nửa cuối năm 2017, xuất khẩu sang các thị trường này tiếp đà tăng trưởng tốt.
VASEP kiến nghị gỡ vướng cho xuất khẩu cá ngừ
Vasep cho biết, hiện nay vẫn có 14 doanh nghiệp cá tra tham gia xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, chỉ có 3 doanh nghiệp xuất khẩu chính sang thị trường này với khối lượng và giá trị đáng kể là Vinh Hoan Corp, Hung Vuong Corp và Bien Dong Seafood do thuế chống bán phá giá cao.
Đầu tháng 7/2017, Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS) thông báo về việc sẽ áp dụng chính thức điều 9CFR557 (quy định về nhập khẩu) tại Chương trình thanh tra bắt buộc đối với cá và sản phẩm cá bộ Siluriformes từ ngày 2/8/2017 thay vì 1/9/2017 (thời điểm chính thức áp dụng như quy định tại Chương trình và các thông báo của FSIS trước đây).
Như vậy, tất cả các lô hàng cá bộ Silurformes nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ được FSIS thực hiện kiểm tra tại các Cơ sở kiểm tra nhập khẩu chính thức (I-Houses) do cơ quan thẩm quyền nước này chỉ định.
Dự báo, trong thời gian đầu áp dụng cho đến hết năm 2017, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ sẽ giảm do sự chuyển giao giữa FDA sang FSIS sớm trong khi năng lực kiểm tra của hai cơ quan này khác nhau.
Theo Vasep, hiện nay, có 54 cơ sở kiểm tra nhập khẩu chính thức đã được cơ quan thẩm quyền phía Hoa Kỳ chỉ định. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lo ngại những I-Houses trước đây chuyên giám sát các sản phẩm về thịt chứ không sản phải sản phẩm cá. Khả năng cao các doanh nghiệp xuất hàng qua kiểm tra sẽ phải chờ đợi do năng lực chuyên trách của các I-Houses chưa đủ.
Ngày 31/7 tới sẽ kết thúc giai đoạn rà soát hành chính lần thứ 14 của Vụ kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra, basa nhập khẩu (POR14) từ ngày 1/8/2016 - 31/7/2017 và ngày 1/8/2017 sẽ là ngày các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam bước sang kỳ POR mới.
Đến lượt cá tra cũng lo ngại dư lượng thuốc BVTV Lạm dụng thuốc BVTV, không chỉ gây khó khăn lớn cho XK nông sản, mà XK thủy sản cũng đang bị ảnh hưởng, nhất là ... |
Cá tra Việt Nam đạt tiêu chuẩn hàng đầu trong hệ thống siêu thị AEON Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, sản phẩm cá tra của Việt Nam được bày bán tại siêu thị AEON Nhật Bản được xếp vào ... |
Cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng cao, Vĩnh Hoàn báo lãi ròng 6 tháng giảm 28% đạt 235 tỷ Giá nguyên liệu cá tra tăng cao trong khi giá bán tăng thấp hơn là nguyên nhân khiến lợi nhuận 6 tháng đầu năm của ... |