|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xử lý nợ xấu: Cần sự tham gia tích cực của các ngành

11:05 | 26/06/2017
Chia sẻ
Nghị quyết về XLNX đã tạo cơ chế, thể chế, và khung hành lang pháp lý để xử lý nhanh nợ xấu là hết sức cần thiết nhưng Nghị quyết về nợ xấu không phải cây đũa thần” mà có nghị quyết rồi, quan trọng là thực hiện như thế nào để thành công.

Sau phiên thảo luận ở tổ và hai phiên thảo luận ở hội trường cùng với việc Thống đốc NHNN giải trình làm rõ thêm các thông tin liên quan tới xử lý nợ xấu (XLNX) tuần qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về XLNX của các TCTD. Nghị quyết đã tháo gỡ cơ bản những khó khăn vướng mắc trong XLNX và kỳ vọng sẽ đánh tan “cục máu đông” trong nền kinh tế. Tuy nhiên, để Nghị quyết này phát huy hiệu quả thì không chỉ có hành động riêng từ ngành NH mà còn cần sự tham gia hỗ trợ cũng như giám sát từ nhiều cơ quan khác.

xu ly no xau can su tham gia tich cuc cua cac nganh

Ảnh minh họa

Trước hết, đây là nghị quyết của Quốc hội ban hành nên tại Điều 19 nhấn mạnh: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghị quyết, báo cáo Quốc hội kết quả XLNX hàng năm, báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết này tại kỳ họp đầu năm 2022 và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về XLNX, tài sản bảo đảm. Đặc biệt, tại Điều 4 quy định về nợ xấu, “trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi Phụ lục theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất...”.

Trong quá trình triển khai quyền thu giữ tài sản chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là bất động sản, TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, tổ chức mua bán, XLNX thực hiện công khai thông tin về thời gian, địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm được thu giữ, lý do thu giữ theo quy định.

Đồng thời, theo Điều 7 thì chính quyền địa phương các cấp và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm theo đề nghị của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, tổ chức mua bán, XLNX.

Trường hợp bên bảo đảm không hợp tác hoặc không có mặt theo thông báo của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, tổ chức mua bán, XLNX, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm tham gia chứng kiến và ký biên bản thu giữ tài sản bảo đảm, Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Công an các cấp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự khi TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, tổ chức mua bán, XLNX thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết này.

Vai trò của Tòa án cũng rất quan trọng vì cơ quan này áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm hoặc tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

Nghị quyết quy định: Trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho bên nhận bảo đảm hoặc TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, tổ chức mua bán, XLNX có quyền xử lý tài sản bảo đảm; Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo quy định của pháp luật; Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự giải trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.

Ngoài ra, trong quá trình mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai, tại khoản 4, Điều 9: Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là tài sản bảo đảm của khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài.

Lãnh đạo một NHTM Nhà nước chia sẻ, Nghị quyết về XLNX đã tạo cơ chế, thể chế, và khung hành lang pháp lý để xử lý nhanh nợ xấu là hết sức cần thiết nhưng Nghị quyết về nợ xấu không phải “cây đũa thần” mà có nghị quyết rồi, quan trọng là thực hiện như thế nào để thành công.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Chí Kiên

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.