Xét xử Phạm Công Danh sáng 11/1: 'Ông Bê không áp đặt chúng tôi phải cho ông Danh vay tiền'
Xét xử Phạm Công Danh chiều 10/1: Đề nghị đại diện các chi nhánh của BIDV chuẩn bị hồ sơ khoản vay 2.600 tỷ đồng | |
Xét xử Phạm Công Danh sáng 10/1: 'Cho Phạm Công Danh vay là có lợi cho Sacombank' |
11h20: Kết thúc phiên buổi sáng
11h15: Giám định NHNN xác nhận việc dùng tiền gửi của VNCB làm TSBĐ là đúng quy định
Về việc dùng tiền gửi để làm TSBĐ, đại diện Giám định NHNN xác nhận việc 3 ngân hàng BIDV, TPBank, Sacombank nhận tiền gửi để làm tài sản đảm bảo cho vay của 29 công ty do Phạm Công Danh lập ra là đúng quy định.
3 ngân hàng này khi cho vay và nhận bảo lãnh có biết VNCB thuộc diện giám sát của tổ giám sát.
11h: Hồ sơ cho vay của 6 công ty là đúng quy trình
Xác nhận tại tòa, Phan Huy Khang khẳng định rằng, các khoản vay mà Sacombank ký là cho các công ty vay chứ chứ không phải các nhân ông Danh.
Về quá trình làm hồ sơ cho 6 công ty vay, bị cáo Khang cho rằng nhân viên Sacombank đã thức hiện đầy đủ và đúng quy trình. Những hồ sơ cho vay được giao cho các bộ phận chuyên của ngân hàng xem xét.
10h50: "Ông Bê có thể không biết mục đích vay tiền của tôi" - Bị cáo Danh khai
Luật sư hỏi Phạm Công Danh có nói cho ông Bê biết mục đích vay tiền là trả nợ không?
Ông Danh trả lời là có trình bày cho ông Bê là các công ty con đang có nhu cầu vay tiền để kinh doanh vật liệu xây dựng. Theo suy nghĩ chủ quan của ông thì Trầm Bê không biết bản chất, còn trên thực tế ông Bê có biết hay không thì ông không rõ.
Trong quá trinh xét hỏi, Phạm Công Danh tỏ ra khá mệt mỏi.
10h35: Ông Phan Huy Khang: "Ông Bê không áp đặt chúng tôi phải cho ông Danh vay tiền"
Luật sư Bùi Phương Lan, Bào chữa cho Phạm Công Danh hỏi bị cáo Trầm Bê về quy trình cho vay tại Sacombank.
Trầm Bê cho biết ông có mối quan hệ quan biết từ trước với Danh. Danh trực tiếp gặp Trầm Bê đề nghị cho Danh vay tiền, Trầm Bê biết Danh là Chủ tịch HĐQT VNCB không thể vay tiền tại VNCB nên đã đồng ý cho Danh vay 1.800 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB. Danh trực tiếp gặp Phan Huy Khang, Thành viên HĐTD, Tổng giám đốc Sacombank thống nhất cho Danh vay 1.800 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB.
Theo ông Bê, quy trình vay vốn thì hạn mức của ai người đó chịu trách nhiệm. Hạn mức phê duyệt của ông là từ trên 150 tỷ đến 1.800 tỷ. Nếu trên 1.800 tỷ phải trình lên HĐQT. Vì vây ông Danh mới gặp ông trước để tránh gặp rắc rối. Khi xem xét khoản vay hợp lý thì ông đồng ý.
Bị cáo Phan Huy Khang khai gặp Phạm Công Danh 3 lần:
Lần 1: ông Danh gặp ông Bê trước, sau đó 3 người gặp nhau.
Lần 2: Danh có đến phòng làm việc của Khang, Danh và Khang đã bàn bạc Sacombank cho Danh vay 1.800 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là tiền gửi từ ngân hàng Đại Tín chuyển sang. Khang đã báo cáo Trầm Bê nội dung đã bàn bạc với Danh và được Bê đồng ý, giao cho Khang tổ chức thực hiện.
Lần 3: Phạm Công Danh cùng Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn đến gặp Phan Huy Khang. Tại buổi gặp mặt này, Phan Huy Khang mời Phan Đình Tuệ đến dự và Khang thông báo chủ trương của Trầm Bê và giới thiệu Mai là đại diện cho VNCB, Khương, Viễn đại diện các công ty vay vốn. Sau đó giao cho Phan Đình Tuệ thực hiện.
Ông Khang cho biết khi ông Bê giao nhiệm vụ, tôi thấy đúng thì mới triển khai. Chúng tôi thấy hợp lý thì cho vay, chứ ông Bê không áp đặt phải cho ông Danh vay.
“Khi nhận hồ sơ từ cấp dưới chuyển lên, tôi không thấy hồ sơ có gì bất thường”, bị cáo Khang nói.
9h45: Phiên toà tiếp tục làm việc
Luật sư Hải (bào chữa bị cáo Phạm Công Danh) hỏi Phan huy khang về việc VNCB ký hợp đồng tiền gửi không kỳ hạn tại chi nhánh Hưng Đạo và Quận 8. Ông Khang cho biết không nhớ rõ nội dung trong hợp đồng nhưng sau khi các bên có liên quan không thực hiện đúng hợp đồng thì Sacombank đã thanh toán xử lý hợp đồng và xem xét số tiền còn dư đã trả lại cho VNCB.
Luật sư Hải hỏi về tiền chi chăm sóc khách hàng tại Sacombank, đại diện Sacombank cho biết việc chăm sóc khách hàng của ngân hàng không liên quan đến vụ xét xử nên không trả lời.
9h30: Phiên toà tạm nghỉ
9h10: Việc VNCB gửi tiền tại TCTD khác và dùng làm tài sản bảo đảm là không trái pháp luật
Luật sư Trần Đình Hải bào chữa cho Phạm Công Danh (Ảnh: HT) |
Luật sư Trần Minh Hải hỏi các đối tượng Phan Thành Mai, Phan Huy Khang về hành vi sai phạm tại Sacombank.
Theo bị cáo Phan Thành Mai, các tổ chức tín dụng như VNCB, Sacombank được phép gửi tiền qua ngân hàng.
Bị cáo Phan huy khang cho biết việc thực hiện tiền gửi giữa 2 ngân hàng là thực hiện bình thường và có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm. Tuy nhiên khi luật sư hỏi Phan Huy Khang về thời hạn là hợp đồng tiền gửi thì Khang không nhớ. Sau đó, luật sư đã đưa một số giấy tờ thể hiện hợp đồng giữa VNCB và Sacombank là Hợp đồng tiền gửi thanh toán không kỳ hạn.
Luật sư Hải tiến hành hỏi đại diện Giám định Ngân Hàng Nhà nước (NHNN)
Trả lời luật sư, đại diện cơ quan giám định NHNN cho biết VNCB được phép gửi tiền tại các ngân hàng thương mại khác. Do đó, luật sư cho rằng, các giao dịch của VNCB thời điểm gửi tiền tại Sacombank, TPBank và BIDV là hợp lý.
Hỏi về vấn đề tài sản bảo đảm của khoản vay, bị cáo Phan Thành Mai cho biết pháp luật không bắt buộc mọi trường hợp cho vay đều phải có tài sản đảm bảo.
Trong lúc Luật sư Hải hỏi về nguyên nhận lý do VNCB không hạch toán tại 3 ngân hàng TPBank, BIDV, Sacombank, bị cáo Phan Thành Mại bất ngờ xin lỗi 3 ngân hàng và các đối tác liên quan bị ảnh hưởng tới quyền lợi, lợi ích.
8h30: Các luật sư xét hỏi các bị cáo
Luật sư Chu Thị Trang Vân (bào chữa cho Nguyễn Việt Hà) |
Việc lựa chọn uỷ thác đầu tư qua Quỹ Lộc Việt là khách quan
Mở đầu phiên tòa, Luật sư Chu Thị Trang Vân bào chữa cho ông Nguyễn Việt Hà và 2 bị cáo khác hỏi bị cáo Phan Thành Mai về hành vị hành vi làm trái của Nguyễn Việt Hà và đồng phạm trong việc nhận ủy thác đầu tư số tiền 903 tỷ đồng từ VNCB qua Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Lộc Việt.
Bị cáo Mai khẳng định rằng có quen biết Nguyễn Việt Hà. Phần giao dịch qua Quỹ Lộc Việt là giao dịch dân sự như những giao dịch mà bị cáo làm trước đây.
Luật sư hỏi, có phải Quỹ Lộc Việt là đối tác đầu tiên mà ngân hàng đại tiên chọn? Trả lời luật sư, Mai cho biết, bị cáo có đề xuất các công ty khác có chức năng tương tự, nhưng sau khi thống nhất HĐQT chọn Quỹ Lộc Việt là 1 trong 3 công ty đối tác.
Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Việt Hà cho biết, việc lựa chọn khách hàng dự trên tiêu chí an toàn, thương hiệu tốt trên thị trường. Việc quyết định lựa chọn Tập đoàn Thiên Thanh làm khách hàng khá gấp rút do áp lực chỉ tiêu, cạnh tranh thị trường.
Hợp đồng ủy thác đầu tư giữa Quỹ Lộc Việt với đại tín là ủy thác đầu tư chỉ định, Quỹ Lộc Việt đứng ở vị trí trung gian. Do đầu tư chỉ định nên rủi ro tài chính do phía Đại Tín chịu, phía Quỹ Lộc Việt không chịu trách nhiệm.
Bị cáo Hà khai chỉ đạo Thanh về việc nhận khoản tiền 903 tỷ đồng của VNCB ủy thác đầu tư qua Quỹ Lộc Việt để đặt và mua bán trái phiếu của 3 công ty: Công ty Thạch Hà; Công ty Minh Quang và Công ty An Lộc.
Hà đã trực tiếp ký hợp đồng mua bán trái phiếu với tư cách là Phó Giám đốc công ty Thạch Hà và chuyển 300 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh; nhờ Vũ Viết Minh Quân, Giám đốc Công ty Minh Quang ký Hợp đồng mua bán trái phiếu và chuyển 300 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh; chỉ đạo Phạm Hoài Thanh, Phó giám đốc Công ty Thạch Hà (Thanh cũng là nhân viên phân tích của Quỹ Lộc Việt ) ký Hợp đồng mua bán trái phiếu và chuyến 300 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh.
Luật sư trong phần xét hỏi (Ảnh:PV) |
Bị cáo Phạm Hoài Thanh, Phó Giám đốc Công ty Thạch Hà khai theo chỉ đạo của Nguyễn Việt Hà, Phạm Hoài Thanh liên hệ với Mai Hữu Khương để lấy thông tin của Tập đoàn Thiên Thanh; nhận khoản tiền 900 tỷ đồng của VNCB ủy thác đầu tư qua Quỹ Lộc Việt để đặt và mua trái phiếu của 03 công ty: Công ty Thạch Hà; Công ty Minh Quang và Công ty An Lộc; ký họp đồng bán 300 trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng cho Quỹ Lộc Việt, sau đó, ký mua 300 trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng của Tập đoàn Thiên Thanh và chuyển 300 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh.
Bị cáo cho biết chỉ ký hợp đồng liên quan đến Quỹ Lộc Việt, còn các hợp đồng khác thì không. Bị cáo không được hưởng lợi từ hành vi này kể cả lương với chức vụ Phó giám đốc Công ty Thạch Hà.
Bị cáo Nguyễn Kim Cẩm Vân khai thời điểm làm vị trí kế toán có nhận thêm ủy thác đầu tư do công ty gặp khó khăn. Bà thừa nhận theo chỉ đạo của Nguyễn Việt Hà, Vân đã phối hợp với Hoàng Đình Quyết chuẩn bị hợp đồng quản lý danh mục đầu tư để Quỹ Lộc Việt thay mặt VNCB sử dụng số tiền ủy thác 903 tỷ đồng, chuyển 900 tỷ đồng cho Phạm Công Danh sử dụng. Việc làm thêm này không đc nhận thêm trợ cấp hay lương thưởng gì
8h: Phiên toà bắt đầu phần xét hỏi
Phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi của các luật sư về hành vi ủy thác đầu tư tại Quỹ Lộc Việt và tại Sacombank.
Tóm tắt phiên chiều ngày 10/1
Trong phiên tòa, bị cáo Phạm Công Danh thừa nhận sai phạm khi vay tiền tại Sacombank và hành vi cùng một lúc mượn các ngân hàng khác cấp tín dụng rất lớn cho mình. Bị cáo Danh cho biết bị áp lực rất lớn về việc phải có tiền để chăm sóc khách hàng và trả nợ tiền mua ngân hàng của bà Sáu Phấn (bà Hứa Thị Phấn). Ngoài ra, bị cáo Danh phải mượn tiền để trả nợ gốc và lãi cho ông Trần Quý Thanh.
HĐXX thẩm vấn các bị cáo (ảnh PV) |
Về quy trình dòng tiền đi sau khi giải ngân, bị cáo Danh cho biết bị cáo chỉ đạo về mặt chủ trương, còn hồ sơ cụ thể thế nào do bị cáo Phan Thành Mai thực hiện. Bị cáo Danh thừa nhận trách nhiệm về những sai phạm, không đùn đẩy trách nhiệm cho bị cáo Mai, nhưng do bị cáo Mai là người thực hiện, nắm rõ về khoản vay này hơn nên bị cáo Danh đề nghị HĐXX hỏi bị cáo Mai những vấn đề này.
Cũng trong chiều 10/1, HĐXX thẩm vấn ông Phan Đình Tuệ (Phó giám đốc Sacombank) về việc tham gia làm thủ tục giải ngân cho 6 công ty của ông Danh. Theo cơ quan điều tra, ông Tuệ không biết những công ty của ông Danh cũng không có mối quan hệ gì với bị cáo nên không có căn cứ xử lý hình sự.
Ông này thừa nhận sau khi Tổng giám đốc Khang chấp nhận cho ông Danh vay đã gọi mình lên phòng làm việc và chỉ đạo giao cho các phòng thực hiện.
Trả lời tòa về trách nhiệm của mình, ông Tuệ cho biết, quá trình hoạt động kinh doanh tiền tệ chịu nhiều áp lực. Dù là gián tiếp hay trực tiếp dẫn đến vụ án này thì cũng "rút ra kinh nghiệm cho mình trong hoạt động tín dụng".