Xét xử Phạm Công Danh chiều ngày 15/1: Thẩm vấn các bị cáo về gói tín dụng hơn 1.700 tỷ tại TPBank
Đại diện CBBank: Số tiền 4.500 tỷ đã được sử dụng hết nhưng chưa rõ dùng như thế nào | |
Xét xử Phạm Công Danh sáng 15/1: 4.500 tỷ đồng đã hạch toán vào nợ phải trả? |
16h50: Kết thúc phiên toà chiều ngày 15/1
16h40: HĐXX cho bị cáo Phạm Công Danh ra chăm sóc y tế
Xét hỏi bị cáo Nguyễn Tiến Dũng
Bị cáo Dũng cho biết thời điểm đó mình là kiểm soát viên định giá của Công ty Thịnh Phát. Ông đã ký hồ sơ vay 153 tỷ đồng tại TPBank để mua 153 trái phiếu trị giá 153 tỷ đồng của Tập đoàn Thiên Thanh thông qua việc ủy thác đầu tư cho Quỹ Lộc Việt.
Dũng khai ông Cường là người đưa ra phương án kinh doanh khi mua trái phiếu, thông báo số tiền được vay là 153 tỷ đồng, thời hạn vay, lãi suất và Hội đồng thành viên của Công ty đồng ý vay vốn đầu tư trái phiếu. Đồng thời ủy quyền cho bị cáo ký kết các giấy tờ liên quan.
Bản thân bị cáo được ủy quyền và là người trực tiếp ký để thực hiện việc vay 153 tỷ đồng của TPBank để đầu tư trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh mà không nghiên cứu kỹ, nên dẫn đến không có khả năng thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng.
Bị cáo Dũng cho biết mình là nhân viên mà anh Cường là chuyên gia trong lĩnh vực trái phiếu nên bị cáo yên tâm ký. Đến thời điểm này, bị cáo nhận trách nhiệm của mình, kính mong HĐXX xem xét.
16h:
Xét hỏi bị cáo Đặng Thị Bích Thủy, nguyên Phó giám đốc khối KHDN, Giám đốc Trung tâm kỉnh doanh Hội sở TPBank.
Bị cáo Thuỷ thừa nhận có liên hệ và thống nhất với Nguyễn Việt Hà, Tổng giám đốc Quỹ Lộc Việt cho 11 công ty vay vốn tại TPBank để đầu tư trái phiếu Công ty Thiên Thanh và Công ty Trung Dung. Bà trực tiếp giới thiệu 4 công ty: Công ty Khôi Nguyên Phát, Công ty Toàn Phát, Công ty Thuận Phát và Công ty An Phát ký hợp đồng vay vốn tại TPBank với tổng số tiền 675 tỷ đồng.
Ông Cường giới thiệu 1 khách hàng, còn lại ông Việt Hà giới thiệu 6 công ty.
Bị cáo Đặng Thị Bích Thủy (Ảnh: PV) |
Bị cáo Thuỷ cho biết việc đề xuất cấp tín dụng cho 11 khách hàng đều xuất phát từ mục đích tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Xét hỏi bị cáo Nguyễn Việt Hà - Tổng Giám đốc Quỹ Lộc Việt
Bị cáo Hà khai xuất phát từ thông tin TPBank cho các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư vào trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, Hà đến TPBank tim hiểu và được ông Đinh Việt Cường cho biết TPBank có chương trình ưu đãi với hình thức bảo lãnh khoản vay là trái phiếu hình thành từ vốn vay.
Hà thừa nhận chỉ đạo Thanh về việc sử dụng pháp nhân Công ty Thạch Hà để vay 150 tỷ đồng tại TPBank mua 147 trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh; chuyển 3 tỷ đồng ủy thác cho Quỹ Lộc Việt. Theo bị cáo Hà, đây là khoản lãi suất cuống trái phiếu 2 năm trong tổng số tiền 72 tỷ đồng mà Quỹ Lộc Việt phải trả cho VNCB (trong khoản nhận ủy thác 300 tỷ đồng của Công ty Thạch Hà).
15h40: Phiên toà nghỉ giải lao
15h20: Trách nhiệm phê duyệt các khoản vay là của Uỷ ban Tín dụng TPBank
Bị cáo Đinh Việt Cường - nguyên Giám đổc Khổi KHDN TPBank cho biết hành vi nêu trong cáo trạng còn một số điểm chưa chính xác. Cáo trạng nêu, Cường có hành vi thống nhất cới Thủy đồng ý cho 11 công ty vay tiền tại TPBank, nhưng thực chất chỉ đồng ý 4 hồ sơ với chị Thủy vay vốn, trình Hội đồng tín dụng.
Cường khai chỉ thực hiện 1 phần liên quan đến xét duyệt hồ sơ cho vay, chỉ là một quản lý cấp trung thôi nên chỉ làm một phần thôi chứ không phải xét duyệt hết.
Cường là Tổng giám đốc Công ty Thịnh Phát, là người đại diện trước pháp luật, sau đó ủy quyền cho Nguyễn Tiến Dũng là kiểm soát viên định giá ký hợp đồng vay tiền, hợp đồng mua trái phiếu. Cường là người ký uỷ nhiệm chi chuyển tiền cho Tập đoàn Thiên Thanh.
Bị cáo Cường thừa nhận mình là người đề xuất đưa công ty này mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh tại TPBank và chỉ giới thiệu duy nhất công ty Thịnh Phát, các công ty khác do quỹ Lộc Việt giới thiệu. Còn việc phê duyệt cho vay là do Uỷ ban tín dụng.
15h5: HĐXX xét hỏi bị cáo Nguyễn Kim Cẩm Vân - Phụ trách kế toán Quỹ Lộc Việt
Theo chỉ đạo của Nguyễn Việt Hà, bị cáo Vân đã cùng Mai Hữu Khương và ông Quyết làm thủ tục phát hành 1.200 trái phiếu Công ty Trung Dung không đúng quy định; soạn thảo các hợp đồng mua bán trái phiếu giữa 4 công ty vay vốn TPBank với Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung. Sau đó, chuyển thông tin các công ty trên để Khương soạn thảo thủ tục cho VNCB dùng tiền gửi tại TPBank bảo lãnh cho 4 công ty vay vốn
14h50: Xét hỏi bị cáo Hoàng Đình Quyết - nguyên Phó GĐ phục trách VNCB Chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang
Bị cáo Quyết khai đã làm hồ sơ bảo lãnh cho 4 Công ty (Thịnh Phát, Thạch Hà, Long Khánh và Đại Phát Việt Nam), tồng số tiền khoảng 603 tỷ đồng, chứ không 900 tỷ đồng như cáo trạng Việc lập hồ sơ trên do anh Mai chỉ đạo. Các hồ sơ trên đều do chị Vân chuyển vào địa chỉ email, ông không biết việc sử dụng tiền của các công ty trên như thế nào.
Ông Quyết cho biết không được bàn bạc gì về nội dung trên, chỉ thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của anh Mai, không biết việc trả phí như thế nào. Ông chỉ có nhiệm vụ kiểm tra thông tin, in ra 4 bản cho các thành viên HĐQT VNCB ký.
Sau đó có người chuyển hồ sơ cho anh Khương và anh Danh ký, khi ký xong Quyết gọi cho Vân và Vân nói chuyển hồ sơ cho Cường ở ngân hàng TPBank và cho số điện thoại để liên lạc, bị cáo giao cho Trí là nhân viên liên lạc và chuyển hồ sơ cho anh Cường.
Quyết cũng cho hay 603 tỷ đồng đều có địa chỉ đi đến rõ ràng, HĐXX nên xem xét để thu hồi khoản tiền này để khắc phục hậu quả. Ngoài ra số tiền 155 tỷ đồng trả cho ông Trần Quý Thanh, Trần Ngọc Bích không xác nhận có thể thu hồi để bù đắp thiệt hại.
14h20: HĐXX mời đại diện cơ quan cảnh sát điều tra (CQĐT)
Luật sư Phan Trung Hoài: Có thể xem khoản 4500 tỷ đồng là khoản tiền thu hồi để giảm thiệt hại do các bị cáo gây ra tại VNCB?
CQĐT: kết luận điều tra tại giai đoạn 1 đã xem xét ở giai đoạn 1. Tuy nhiên quá trình đtra xác định đây là số tiền Phạm Công Danh và đồng phạm chuyển vào VNCB nhằm tăng vốn điều lệ. Để có căn cứ thu hồi khắc phục hậu quả , cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra và xác định dòng tiền 4.500 tỷ này đã hòa chung vào dòng tiền của ngân hàng và sử dụng cho mục đích của ngân hàng
Luật sư: Ngày 9/6/2015, trước ngày có kết luận điều tra, trong phần kết luận điều tra CQĐT có đề cập số tiền này dùng thu hồi và giảm thiệt hại cho các bc có ý nghĩa như thế nào?
CQĐT: Việc khắc phục chỉ thực hiện được khi dòng tiền còn ở VNCB, tuy nhiên dòng tiền đã hòa chung nên CQĐT không có căn cứ thu hồi phục vụ giai đoạn 2.
Luật sư: Vậy ai đã hòa chung, ai quyết dịnh việc cấn trừ này?
CQĐT: Số tiền đúng được tính là tăng vốn điều lệ nếu là dòng tiền của các cổ đông đóng góp chứ không phải đi vay. Tuy nhiên, thời điểm đó, các cổ đông không có tiền nên Phạm Công Danh và các bị cáo phải huy động tiền vay ở các ngân hàng khác. Căn cứ vào kết luận điều tra, HĐXX sẽ xem xét
Luật sư: Có bao giờ trong kết luận điều tra nói việc tăng vốn của Phạm Công Danh và các bị cáo tại VNCB là thủ đoạn của Phạm Công Danh không?
CQĐT: Trong quá trình điều tra, chỉ điều tra làm rõ hành vi của Phạm Công Danh về việc thế chấp để vay tiền tại 3 ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV chứ không điều tra hành vi tăng vốn lệ của Phạm Công Danh.
Đại diện Giám định NHNN trả lời câu hỏi của Luật sư Phan Trung Hoài về việc VNCB tăng vốn điều lệ thêm 4.500 tỷ đồng:
Đại diện Giám định NHNN ông Hồ Văn Bình cho biết trong quá trình tiến hành, trưng cầu giám định, cơ quan giám định đã ban hành 5 kết luận giám định kể cả bổ sung nhưng không bao gồm nội dung, hồ sơ về tăng vốn điều lệ. Khi VNCB dùng nguồn tiền gửi liên ngân hàng để đảm bảo tại 3 ngân hàng, VNCB không hạch toán trên tài khoản bảo lãnh mà hạch toán vào khoản tiền gửi liên ngân hàng.
Vị đại diện này cũng khẳng định việc VNCB dùng tiền gửi thị trường liên ngân hàng để cầm cố, bảo lãnh là phù hợp với pháp luật, quy định của NHNN nhưng lại không báo cáo với tổ giám sát. Ông cũng cho biết việc 3 ngân hàng đã siết nợ trên tài khoản tiền gửi khi các công ty không có khả năng trả nợ là đúng quy định.
Ông cũng xin phép không trả lời câu hỏi của luật sư về hành vi dẫn đến sai phạm, thiệt hại đến từ việc tăng vốn.
Tóm tắt phiên tòa sáng 15/1
Khi được luật sư hỏi về số tiền vay được ông Danh khai dùng để trả nợ cũ, tăng vốn điều lệ và chăm sóc khách hàng tại thời điểm vay BIDV thì số tiền 4.500 tỷ đồng đi đâu về đâu.
Đại diện CBBank (lúc trước là VNCB) nói biết số tiền này đã hòa vào dòng tiền chung và sử dụng hết trước 5/3/2015. Chi tiết về việc sử dụng số tiền đại diện CB xin khất lại và sẽ trả lời vào chiều 16/1.
Trả lời luật sư Võ Đan Mạch, bị cáo Nguyễn Quốc Viễn (Trưởng Ban Kiểm soát VNCB) có ký vào 12 biên bản họp HĐQT để Phạm Công Danh sử dụng 12 công ty lập hồ sơ vay vốn 4.700 tỉ đồng từ BIDV.
Bị cáo Viễn đề nghị tòa xem xét thu hồi khoản tiền 4.500 tỉ đồng đang "treo" ở CBBank để khắc phục hậu quả.
Còn bị cáo Phan Thành Mai khai rằng số tiền 4500 tỉ đồng đã hòa chung dòng tiền của ngân hàng, có dùng cho mục đích của ngân hàng.
Bên cạnh đó, trong phiên tòa sáng, liên quan đến gói tín dụng tại TPBank, bị cáo Mai thừa nhận trách nhiệm. Tuy nhiên các công ty vay vốn bị cáo không lựa chọn họ.
Thời điểm đó có các áp lực vừa để chăm sóc khách hàng, vừa để chuyển giao giữa hai nhóm cổ đông cũ và mới là nhóm ông Danh và bà Phấn, và tăng vốn để hoạt động, HĐQT đã họp và bị cáo đã đồng thuận chủ trương đó. Trên quan hệ cũ với Nguyễn Việt Hà, giám đốc quỹ Lộc Việt, để kết nối với TPBank.
Phía TPBank có ông Đinh Việt Cường trao đổi với bị cáo để hợp tác. Bị cáo không có buổi làm việc cụ thể nào, mà chỉ trao đổi điện thoại với anh Cường để gửi tiền sang, sau đó TPBank cho doanh nghiệp vay mua trái phiếu của Thiên Thanh. Các hồ sơ cụ thể bị cáo đã giao cụ thể cho nhân viên dưới quyền là Hoàng Đình Quyết (giai đoạn đầu là trưởng phòng tín dụng).