Xét xử Phạm Công Danh chiều 16/1: VNCB bị 'ép' tăng vốn ra sao?
Xét xử Phạm Công Danh sáng 16/1: Nhiều giám đốc công ty vay vốn tại TPBank khai không quen biết ông Danh | |
Đại diện CBBank: Số tiền 4.500 tỷ đã được sử dụng hết nhưng chưa rõ dùng như thế nào |
Trong quá trình xét hỏi, một số luật sư đã bị HĐXX nhắc nhở vì đã đặt nhiều câu hỏi với các bị cáo không liên quan đến hành vi mà HĐXX đang làm rõ. Mặc dù vây, một số luật sư vẫn tiếp tục hỏi nên HĐXX đã mời về chỗ.
"Nếu VNCB không tăng vốn, thì ông Danh đã không dùng pháp nhân 29 công ty để vay 3 ngân hàng"
Luật sư Hồ Quốc Tuấn hỏi ông Nguyễn Thế Linh (TGĐ Công ty TNHH Phát triển Đầu tư Thuận Phát). Ông Linh cho biết, khi mua trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh thì không biết đây trái phiếu phát hành bất hợp pháp. Khi làm việc với cơ quan điều tra thì mới biết bị cáo Trần Quang Huy (GĐ Công ty TNHH đầu tư dịch vụ Toàn Phát).
LS: Bị cáo có biết trái phiếu mà bị cáo mua thì bị cáo có biết là bất hợp pháp không?
Ông Linh: Bị cáo không biết, khi cơ quan điều tra gọi bị cáo mới biết. Nếu biết trái phiếu không được phát hành thì bị cáo sẽ không mua, bị cáo không được hưởng lợi nhuận gì.
Kế đến bị cáo Nguyễn Ngọc Tuấn (GĐ Công ty CP Đầu tư Phát triển và Dịch vụ An Phát) khai: khi mua trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh không biết là trái phiếu này phát hành trái pháp luật. Khi lên làm việc với cơ quan điều tra bị cáo mới biết, nếu biết là bất hợp pháp thì bị cáo sẽ không mua. Sau khi mua trái phiếu, theo phương án kinh doanh là khoản này có lợi cho công ty nhưng do tất toán sớm nên đã không có lợi gì.
Luật sư Trương Quốc Hòe (bào chữa cho Phạm Công Danh) hỏi bị cáo Khương: Tại sao sử dụng dòng tiền 145 triệu trong số tiền vay tại TPBank để trả tiền tháng 10 cho nhân viên tập đoàn Thiên Thanh?
Bị cáo Khương: Thời điểm đó, Thiên Thanh rất khó khăn do đang giúp sức cho VNCB, vì vậy mới sử dùng khoản tiền vay tại TPBank.
LS: khoản tiền 200 tỷ đồng vay từ TPBank để tăng vốn điều lệ, bị cáo có biết không?
Bị cáo Khương: Thưa có.
HĐXX mời đại diện Ngân hàng CBBank. Ngân hàng cho biết, 200 tỷ đồng nằm trong 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ.
LS hỏi Phan Thành Mai: Bị cáo có hiểu nội dung 2 biên bản họp của NHNN không?
Bị cáo Mai: Bị cáo có đọc và thừa nhận những nội dung trong biên bản.
LS: Nếu như NHNN không bắt buộc tăng vốn, liệu VNCB có thiệt hại như ngày hôm nay không?
Bị cáo Mai: Nếu không tăng vốn, thì ông Danh cũng như bị cáo đã không dùng pháp nhân 29 công ty để vay 3 ngân hàng.
LS thẩm vấn bị cáo Khương: Tiền ông Danh chuyển cho ông Trần Quý Thanh là tiền gì?
Bị cáo Khương: Tiền lãi vay.
LS Bùi Phương Lan (bào chữa cho Danh) hỏi Khương Ngày 29/10/2013, Tập đoàn Thiên Thanh chuyển số tiền 43 tỷ đồng vào tài khoản đồng sở hữu Nguyễn Thị Quỳnh Trang và Mai Hữu Khương tại VNCB Quỹ tiết kiệm Sư Vạn Hạnh, sau đó Trang - Khương rút tiền mặt từ tài khoản trên trả lãi vay cầm cố sổ tiết kiệm của nhóm ông Thanh tại VNCB có đúng không?
Bị cáo Khương: Thưa có.
LS: Số tiền 43 tỷ đồng Khương chuyển trả lãi cho Trần Quý Thanh, ông Thanh nói không nhận được, có cách nào chứng minh bị cáo đã chuyển chưa?
Bị cáo Khương: Có chứng từ chứng minh đã chuyển, lưu tại VNCB trước đây, và CBBank bây giờ.
LS Vũ Văn Thiệu hỏi bị cáo Đặng Thị Bích Thủy(nguyên Phó giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp VNCB): Khi gặp Nguyễn Ngọc Tuấn trao đổi những nội dung gì?
Bị cáo Thủy: Tập đoàn Thiên Thanh có gói trái phiếu, mời Tuấn tham gia đầu tư. Bị cáo thừa nhận có liên hệ và thống nhất với ông Hà, Tổng giám đốc Quỹ Lộc Việt cho 11 công ty vay vốn tại TPBank để đầu tư trái phiếu Công ty Thiên Thanh và Công ty Trung Dung.
LS: Những hồ sơ Công ty An Phát chuyển cho TPBank có hợp lệ không?
Bị cáo Thủy: Có hợp lệ, đúng quy định pháp luật và thông lệ của TPBank.
LS Thiệu tiếp tục hỏi Nguyễn Ngọc Tuấn (kiểm sát viên định giá công ty Thịnh Phát): Bị cáo Thủy đã bàn với bị cáo như thế nào khi giới thiệu khoản vay tại TPBank để đầu tư trái phiếu Thiên Thanh?
Bị cáo Tuấn: Khi trao đổi với bị cáo Đặng Thị Bích Thủy về món vay kinh doanh trái phiếu của Thiên Thanh, TPBank đang có gói vay để đầu tư trái phiếu của Thiên Thanh, bảo đảm bằng tiền gửi của VNCB.
LS: Vậy những cơ sở nào để An Phát đầu tư?
Bị cáo Tuấn đáp: Được chị Thủy giới thiệu đầu tư gói này, bị cáo thấy việc đầu tư cũng an toàn nên đã trình HĐQT công ty, sau đó được thống nhất vay đầu tư trái phiếu.
LS: Mục đích động cơ gì mà bị cáo ký?
Bị cáo Tuấn: Bị cáo chỉ làm đúng nhiệm vụ, vị trí của mình theo chỉ đạo. Bị cáo không quen biết ông Danh, chưa bao giờ gặp, không tham gia trao đổi với nhân viên Thiên Thanh hay VNCB
15h30: VKS thẩm vấn đại diện CBBank
VKS: Sau khi mua lại 0 đồng, nguồn tiền nào để trả cho người dân gửi tiết kiệm tại ngân hàng?
Đại diện CBBank: Dùng nguồn thu nợ khách hàng bán lẻ và từ nguồn nhà nước.
VKS: Tôi muốn biết rõ bao nhiêu từ nguồn thu nợ, bao nhiều từ nhà nước?
CBBank: Chúng tôi sẽ xem xét để đưa số lieu chính xác do dòng tiền đi vào đi ra thường xuyên, chúng tôi muốn xác định thời gian cụ thể.
VKS thẩm vấn bị cáo Hoàng Đình Quyết (nguyên Trưởng phòng Tín dụng VNCB). Quyết cho hay bị cáo chỉ bảo lãnh cho 4 Công ty bao gồm Thịnh Phát, Thạch Hà, Long Khánh và Đại Phát Việt Nam vay vốn tại TPBank chứ không phải 11 công ty, o đó thiệt hại đối với 11 Công ty bằng tiền gửi của VNCB bảo lãnh cho các công ty đó tại TPBank là 1.700 tỷ đồng là không chính xác.
VKS hỏi ông Phan Vũ Tuấn (đại diện ông Trần Quý Thanh):
Sau khi giải ngân tại TPBank, ông Khương khai có trả cho ông Thanh, bà Bích 194 tỷ đồng, trong đó chuyển cho ôngThanh hơn 43 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Thanh không nhận được số tiền này.
194 tỷ đồng đây là số tài khoản trên của ông Trần Quí Thanh nhưng bà Bích là người sử dụng và số tiền này là tiền mà Phạm Thị Trang trả cho khoản vay giữa bà Bích và bà Trang.
VKS hỏi đại diện Agribank Láng Hạ: Số tiền 31,9 tỷ đồng được chị Hương chuyển để trả nợ có đúng không?
Agribank Láng Hạ: Thưa đúng.
VKS: Hiện nay ông Danh còn nợ không?
Agribank Láng Hạ: Thưa không.
VKS hỏi đại diện Oceanbank chi nhánh Sài Gòn: Oceanbank cho biết, số tiền 1,9 tỷ đồng được chuyển vào tài khoản để thanh toán lãi vay của Tập đoàn Thiên Thanh.
15h20: VKS thẩm vấn Phan Thành Mai
VKS hỏi bị cáo Mai về tổng số tiền gửi tại 3 ngân hàng. Luật sư cho biết tổng số tiền gửi là hơn là 6.000 tỷ đồng trong đó Sacombank là 1.835 tỷ đồng đồng; TPBank là 1.70.000 tỷ đồng và BIDV gần 2.600 tỷ đồng. bị cáo Mai thừa nhận đúng.
15h: HĐXX tiếp tục thẩm vấn gói tín dụng liên quan đến TPBank
HĐQT hỏi bị cáo Phạm Công Danh, ông cho biết gói tín dung tại TPBank, ông không nhớ rõ, ông chỉ đạo bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên thành viên Hội đồng quản trị VNCB) thực hiện.
Trả lời HĐXX, Khương cho hay việc vay vốn tại TPBank đều thông qua Quỹ Lộc Việt. Ông Danh chỉ đạo Khương vay tiền TPBank bằng cách phát hành trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Trung Dung. Quỹ Lộc Việt mua trái phiếu Công ty Trung Dung, Thiên Thanh bằng nguồn tiền vay từ TPBank (khoảng 1.700 tỷ đồng).
Số tiền này dùng để tăng vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Bà Phấn 603 tỷ đồng và chăm sóc khách hàng, Khương cho biết.
HĐXX chuyển sang hỏi Phạm Công Danh về việc có biết gì về công ty Hải Tiến không. Ông Danh khai rằng thời gian lâu nên không nhớ và tòa có thể hỏi chị Nguyễn Thị Thu Hương (nguyên nhân viên tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh).
Ngoài ra, ông Danh cũng không nhớ việc có quen với ông Quách Chánh Hưng (người mua rượu tiếp khách), số tiền mua rượu không có tài liệu chứng minh nên ông Danh xin phép không trả lời.
Còn theo bà Hương khai Tập đoàn Thiên Thanh chuyển số tiền gần 40 tỷ đồng vào tài khoản của mình tại Agribank Lý Thường Kiệt, TP HCM để Hương chuyển trả lãi cho Tập đoàn Thiên Thanh như sau: Chuyển trả lãi vay cho Agribank - Tân Phú số tiền 2,1 tỷ đồng; Agribank - CN Láng Hạ số tiền 31,9 tỷ đồng; Ngân hàng Bản Việt - Sở Giao Dịch số tiền 337 triêu đồng; Ngân hàng Oceanbank - CN Sài Gòn số tiền 1.9 tỷ đồng; Chuyển trả ông Quách Chánh Hưng tiền mua rượu trong thời giam dài (không có chứng từ) số tiền 1,25 tỷ đồng đồng; còn 370,8 triêu đồng được Hương rút ra mang về giao lại cho Phạm Công Danh sử dụng.
14h15: CBBank xác nhận 4.500 tỷ đồng tăng vốn đang nằm trong tài khoản tiền gửi của VNCB tại NHNN
Chiều nay theo kế hoạch luật sư Huyền Trang sẽ thẩm vấn đại diện ngân hàng CBBank.
LS: Đại diện CBBank cho biết khoản 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ đã hòa chung vào dòng tiền chung, hiện nay ở đâu?
Đại diện CBBank: Nằm trong tài khoản tiền gửi của VNCB tại NHNN.
LS: Trong 13.000 tỷ đồng tiền gửi có 4.500 tỷ đồng tăng vốn?
Đại diện CBBank: Thưa có.
Trong giai đoạn từ ngày 14/2/2014 đến 26/7/2014 Ngân hàng Xây dựng Việt Nam khi đó là VNCB) đã sử dụng hơn 7.600 tỷ đồng tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi tại các TCTD khác. Trong đó có bao gồm cả số tiền 4.500 tỷ đồng gửi tại LienVietPostbank chuyển về SGD NHNN (ngày 14/2/2014 chuyển vê 1.500 tỷ đồng; ngày 17/02/2014 chuyển về 1.000 tỷ đồng; ngày 29/4/2014 chuyển về 2.000 tỷ đồng). Số dư cuối ngày 26/7/2014 chỉ còn 526,1 tỷ đồng.
LS: Như vậy cho thấy VNCB sử dụng, không phải là Phạm Công Danh và đồng phạm sử dụng đúng không?
Đại diện CBBank: Thưa đúng.
LS: Theo nguyên tắc thì VNCB phải trả lại cho 22 pháp nhân đại diện vốn góp nhưng lại hòa chung vào dòng tiền, VNCB phải dùng tiền gửi để trả nợ cho ba ngân hàng. Vậy trong giao dịch có thiệt hại không?
Đại diện CBBank: Nguồn vào và nguồn đi ra khác nhau, không cùng một hoạt động.
Luật sư hỏi tổ giám định NHNN: Kết quả giám định BIDV không có thiệt hại?
Đại diện NHNN: Thưa đúng.
LS: Khoản tiền 4.500 tỷ đồng là VNCB sử dụng đúng không?
NHNN: Không có tài lieu về vấn đề này.
LS: Ba ngân hàng có các cách thu nợ khác nhau, trong đó BIDV thu nợ trên tài khoản tiền gửi của khách hàng có đúng quy định không?
NHNN: Thưa đúng.
Tóm tắt phiên sáng 16/1
Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm Phạm Công Danh và đồng phạm sáng 16/1, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, đã có một cuộc họp vào ngày 8/11/2013 với Phạm Công Danh, Phan Thành Mai cùng với tổ giám sát NHNN, Giám đốc NHNN chi nhánh Long An.
Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh (Ảnh: PV) |
Nội dung cuộc họp nêu lên việc VNCB đang trong quá trình tái cơ cấu, cần được tạo thuận lợi và có giải pháp xử lý phù hợp để tiếp tục phát triển. NHNN cũng chỉ đạo VNCB đẩy nhanh lộ trình tăng vốn theo hướng đã được Nghị quyết ĐHCĐ thông qua (tăng từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng), hoàn tất việc nộp tiền vào tài khoản.
Sau khi nghe báo cáo về tình hình hoạt động, đã có NHNN đã kết luận, đề nghị tổ giám sát đánh giá toàn bộ dư nợ tài chính, vốn chủ sở hữu,….Xây dựng phương án chi tiết xử lý nợ, Chỉ đạo tiến hành đẩy nhanh tăng vốn điều lệ.
Ngoài ra, sáng nay HĐXX đã xét hỏi các bị cáo liên quan đến hành vi cố ý làm trái của ông Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc dùng tiền gửi tại TPBank bảo lãnh và trả nợ thay cho 11 công ty vay vốn để mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung, gây thiệt hại hơn 1.700 tỷ đồng.
Về thông tin triệu tập ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV, đại diện của ông Trần Bắc Hà cho biết ông Hà đã nhập viện tại Singrapore để điều trị, thời gian nhập cảnh vào ngày 7/1.
Khi nhận được triệu tập của tòa án, ông Hà không có ý kiến nhờ luật sư bảo vệ cho mình trừ trường hợp ông có mặt tại phiên tòa. Do đó, HĐXX không chấp nhận yêu cầu bào chữa của luật sư.