Xét xử Hà Văn Thắm chiều 14/9: Luật sư khẳng định không có căn cứ buộc tội tham ô với Nguyễn Xuân Sơn
16h17: HĐXX tuyên bố nghỉ.
Sáng mai Luật sư Thiệp và Luật sư Trang tiếp tục bào chữa cho bị cáo Hà Văn Thắm
15h43: Luật sư Đỗ Mạnh Trường bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Minh Thu
Luật sư Đỗ Mạnh Trường |
Về quan điểm chung, luật sư ghi nhận về việc luận tội của VKS đối với các bị cáo trong phiên toà sáng nay. Luật sư cho rằng cần làm rõ OceanBank có bị thiệt hại hay không, quyền yêu cầu thiệt hại là cổ đông cũ hay OceanBank mới, căn cứ vào đâu để OceanBank yêu cầu thiệt hại,...
Đề nghị HĐXX cho phép trở lại phần xét xử khi nào xét thấy cần thiết để làm sáng tỏ những vấn đề còn chưa làm rõ.
Đối với hành vi giúp sức cho Nguyễn Xuân Sơn có được khoản tiền 12,9 tỷ đồng từ BSC để chiếm đoạt tài sản.
Luật sư cho rằng cần xác định nguồn gốc hình thành số tiền 12,9 tỷ đồng. Tại phiên toà, Hà Văn Thắm đã xác định rõ đây là phí thu xếp ngoại tệ, trung gian giữa khách hàng và ngân hàng. Ông Sơn khai không đưa ra chủ trương thu phí ngoại tệ, chỉ lấy tiền từ ông Thắm chứ không biết nguồn gốc số tiền trên. Như vậy, nếu ông Sơn không biết nguồn gốc số tiền thì thực hiện chỉ đạo như thế nào.
Về cách thức sử dụng số tiền 12,9 tỷ đồng, ông Thắm cho biết khi ông Sơn có đề nghị chi tiền thì ông Thắm đã lấy tiền thu từ BSC về để đưa cho ông Sơn, về phía ông Sơn không biết nguồn từ đâu (đây là tình tiết mới của vụ án). LS khẳng định bị cáo Thu không tiếp sức cho Sơn do Thu không biết khoản tiền trên sử dụng để chi cho khách hàng. Như vậy số tiền 12,9 tỷ này đáng lẽ ra được dùng để chi cho các khách hàng mua ngoại tệ nhưng lại được Hà Văn Thắm chỉ đạo lấy ra với mục đích khác.
Luật sư yêu cầu làm rõ liệu có hành vi chiếm đoạt của Nguyễn Xuân Sơn hay không, và Nguyễn Thị Minh Thu đã tiếp sức cho hành vi chiếm đoạt này như thế nào. Ông cho rằng không có căn cứ xác định cho hành vi này.
Về hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng
Theo luật sư, bà Thu chỉ là người làm công ăn lương, không được hưởng lợi từ mục đích trên. Đề nghị HĐXX xác định bà Thu không có hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng như đã xem xét với các bị cáo khác.
Về hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng
Liên đới chịu trách nhiệm số tiền 69 tỷ, số tiền chuyển cho giám đốc các chi nhánh 475 tỷ đồng, trực tiếp chi lãi ngoài 125 tỷ, số tiền kế toán chi cho Thu và Nguyễn Thị Minh Phương khoảng 116 tỷ đồng không làm rõ (trong kết luận giám định cũng không xác định được).
LS khẳng định Đỗ Đại Khôi Trang và bà Thu không thể có hành vi đồng phạm, theo lời khai và nội dung đã làm rõ, bà Trang chỉ chịu chỉ đạo của ông Quang - Phó TGĐ phụ trách khối KHCN, việc này đã được Hà Văn Thắm xác nhận sau đó.
Như vậy bà Thu chỉ liên đới chịu trách nhiệm với số tiền 290 tỷ là số 475 tỷ trừ đi khoản 184 tỷ của khối KHCN. Đối với số tiền đang chưa làm rõ là 116 tỷ đồng, VKS không ghi nhận và tiếp tục đưa vào phần luận tội là không có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn.
Theo luật sư, bà Nguyễn Minh Thu không phải là đồng phạm tích cực cho Hà Văn Thắm trong việc chi lãi ngoài vì chỉ là người làm thuê, thực hiện theo chỉ đạo. Thời điểm thực hiện chi lãi ngoài đã được thực hiện trên toàn hệ thông trước đó khi bà đang giữ chức vụ Phó TGĐ phụ trách khối nguồn vốn. Sau khi lên làm Tổng GĐ năm 2011, bà chỉ thực hiện theo những việc đã được thực hiện trước đó. Bà Thu đã từng khai những khoản chi từ 50 triệu trở lên là ông Thắm trực tiếp quyết định chi.
Luật sư đề nghị giảm trừ trách nhiệm của bà Thu đối với số tiền 475 tỷ đồng và 116 tỷ đồng chưa làm rõ, giảm nhẹ hình phạt đối với hành vi cố ý làm trái khi bà là người thế hệ đầu trong tầng lớn Giám đốc thuê của Việt Nam.
15h30: HĐXX tiếp tục làm việc
Luật sư Phạm Danh Tín |
Luật sư Phạm Danh Tín cho biết bản thân ông ngỡ ngàng và lặng người mà bởi vì hành vi duy nhất là chi lãi ngoài mà thân chủ của ông bị quy buộc 3 tội danh: tham ô, làm dụng quyền hạn, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông cho rằng xuyên suốt toàn vụ án là xung quanh hai khoản chi 69 tỷ từ Công ty BSC và hơn 1.576 tỷ từ OceanBank. Việc chi lãi ngoài đúng là có vi phạm Thông tư 02 nhưng có gây thiệt hại hay không. Ông cho rằng nếu có chứng minh được là có thiệt hại thì cũng chỉ có một tội bị truy tố là cố ý làm trái.
Theo ông trong vụ án có hai loại đối tượng: chi lãi ngoài và nhận lãi ngoài, là các công dân, tổ chức kinh tế gửi tiền.
LS phân tích, tội tham ô nằm trong nhóm tội tham nhũng, làm suy mòn đạo đức, thiệt hại tiền của nhà nước, biển thủ tài sản của nhà nước vào làm tài sản của mình. DNNN là doanh nghiệp có trên 50% vốn điều lệ của nhà nước, nếu ông Sơn chiếm đoạt cổ tức của PVN thì mới được xem là tham ô. Mặt khác, con số 246 tỷ đồng nằm trong số hơn 1.500 tỷ đồng là chi phí không thể tách rời, cũng không có căn cứ xác định 49 tỷ đồng trong 246 tỷ đồng này là tài sản của PVN.
15h10: HĐXX tạm nghỉ
15h04:
Về tội cố ý làm trái, Luật sư cho rằng thời điểm sau khi ông Sơn đã rời khỏi OceanBank, không hề liên quan đến những công việc tại ngân hàng thì đề xuất tội danh trong khoảng thời gian này là không hợp lý.
Luật sư cũng trình bày thêm về lý lịch gia đình cùng nhiều công sức, thành tích của bị cáo Sơn tại OceanBank và PVN trong thời gian qua. Đề nghị HĐXX tuyên Nguyễn Xuân Sơn không có căn cứ để xác định phạm tội tham ô, giảm nhẹ tội lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản.
14h20: Luật sư nói về tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản của bị cáo Sơn
Theo cáo trạng tách ra làm hai khoản: (1) khoản 69,3 tỷ thu phí ngoài từ Công ty BSC trong thời gian làm TGĐ OceanBank; (2) Số tiền 246 tỷ đồng chăm sóc khách hàng nhận từ Hà Văn Thắm.
Trong khoảng thời gian này, Nguyễn Xuân Sơn không là người đại diện của PVN nên hoàn toàn không có căn cứ để ảnh hưởng tới Hà Văn Thắm trong việc chi lãi ngoài. Lúc đó, ngày 18/9/2008, PVN (đại diện là ông Đinh La Thăng) đã ký với OceanBank văn bản thoả thuận hỗ trợ cho OceanBank về tài chính, vốn, đồng thời khuyến khích các đơn vị thành viên sử dụng các dịch vụ của OceanBank cung cấp.
Ngày 22/6/2009, TGĐ PVN triển khai hệ thống tài khoản mở tại OceanBank. Theo đó, mục đích của việc mở TK của các đơn vị thành viên có vốn góp từ PVN, trực thuộc, các đối tác khách hàng,...là để tạo sự liên thông hiệu quả giữa hệ thống thanh toán giữa các đối tượng. Các quan hệ giữa các đơn vị thành viên và PVN đều phải được thực hiện thông qua hệ thống tài khoản trên, đồng thời yêu cầu khẩn trương phối hợp việc mở và sử dụng 15/10/2010.
Theo Luật sư, căn cứ những văn bản trên có thể nhận thấy quan hệ của PVN và OceanBank đã hình thành từ trước đó, không chịu ảnh hưởng bởi vị trí của ông Sơn. Không ai có thể làm trái các quy định của PVN ngay cả Nguyễn Xuân Sơn.
Từ lời khai của ông Hà Văn Thắm, ông Sơn không hề nhận được bàn bạc về việc chi lãi ngoài. Ông Sơn không thực hiện chỉ đạo việc chi lãi ngoài, chăm sóc khách hàng mà trách nhiệm là của bị cáo Thắm, việc này hoàn toàn là do quyết định và chỉ đạo của Thắm. Thành lập Công ty BSC cũng là do chủ ý của Hà Văn Thắm, con số 69 tỷ theo cáo trạng quy kết là không đúng vì đó là doanh thu chứ không phải lợi nhuận. Luật sư chỉ ra, lời khai của Thắm phù hợp với lời khai của Sơn và Hoàn, Nam.
Dẫn chứng cho điều này, LS đưa ra bằng chứng là có những hợp đồng do BSC ký trước và sau khi tham gia điều hành tại OceanBank. Số tiền 69 tỷ không chuyển trực tiếp cho Sơn mà chuyển vào TK cho các chi nhánh để chi cho khách hàng mặc dù trên chứng từ của BSC ghi là chi cho ông Sơn.
Ông Sơn không có vai trò trách nhiệm gì trong công ty BSC nên không thể chiếm đoạt tiền nào từ BSC. Với vị trí là Tổng giám đốc OceanBank, ông Sơn chỉ làm theo chỉ đạo của Hà Văn Thắm. Ông cũng không thực hiện chỉ đạo bà Nguyễn Thị Minh Thu thu phí chênh lêch ngoại tệ, lời khai của bà Thu và ông Thắm đã xác nhận điều này.
Về việc giới thiệu bà Nguyễn Thị Minh Thu làm TGĐ và thực hiện việc chi lãi ngoài theo cáo trạng, luật sư cho rằng đấy là suy luận suy diễn nguy hiểm. Theo lời khai của bị cáo Thu, do đề nghị của Hà Văn Thắm bà Thu đã 3 lần từ chối, mãi về sau mới đồng ý. Ngoài ra, còn có một công văn giới thiệu của PVN, không hề liên quan đến bị cáo Sơn.
Theo cáo trạng của VKS, không hề xác định số thiệt hại 69 tỷ là của ai, không có nguyên đơn dân sự. Luật sư cho rằng trong hơn 721 khách hàng của các hợp đồng thu phí tại BSC, không có một lời yêu cầu nào với tư cách là chủ sở hữu số tiền 69 tỷ đòi lại. Đã từng có khách hàng được triệu tập nói không với việc thiệt hại.
Theo kết luận giám định của Đoàn giám định cũng không chỉ ra đây là thiệt hại của các bên. Như vậy, số thiệt hại này theo xác định của VKS là không có căn cứ.
Nguyễn Xuân Sơn có chiếm đoạt số tiền 246 tỷ từ Hà Văn Thắm hay không?
Trong phiên toà, Thắm đã thừa nhận để duy trì mối quan hệ với PVN đã nhờ Nguyễn Xuân Sơn với tư cách cá nhân chuyển qua tập đoàn. Thắm khẳng định Sơn không thể chiếm đoạt số tiền từ Sơn, với tư cách là cổ đông lớn của OceanBank, Thắm cho rằng mình có các phương pháp kiểm tra việc sử dụng tiền của Sơn. Lời khai này là chứng cứ để xác định tội của bị cáo Sơn.
LS cho rằng việc chi ngoài của Sơn phù hợp với thực trạng xã hội hiện nay. Về mặt logic, PVN không thể không có lợi ích gì từ việc hỗ trợ OceanBank và Nguyễn Xuân Sơn không thể tự mình chiếm đoạt số tiền đó.
Trong số lời khai của ông Sơn có khoản tiền chuyển cho Ninh Văn Quỳnh. Ban đầu ông Quỳnh khẳng định là không có, tuy nhiên sau khi bị khởi tố thì ông Quỳnh đã thừa nhận đã nhận từ ông Sơn 20 tỷ đồng. Có thể tại một thời điểm sau này, trong quá trình điều tra các đối tượng khác sẽ khai nhận tiền từ ông Sơn. Nếu kết luận như vậy sẽ tạo tiền lệ cho những đối tượng khác không khai hoặc khai không đúng sự thật.
Theo luật sư, tại sao khoản tiền Nguyễn Xuân Sơn cũng nhận tiền từ Hà Văn Thắm để chi lãi ngoài như những cá nhân giám đốc chi nhánh khác nhưng lại bị quy kết tội khác với những bị cáo khác. Mong HĐXX đánh giá lại hành vi này.
14h08: Bào chữa cho hành vi của bị cáo Nguyễn Xuân Sơn
Luật sư Nguyễn Minh Tâm – Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn bào chữa trong phiên toà |
Hành vi nhận tiền chi lãi ngoài của Nguyễn Xuân Sơn nhận 2 giai đoạn (Giai đoạn 1 là 69 tỷ, giai đoạn 2 là 246 tỷ) đã thực hiện trong một thời gian dài theo quy kết của VKS. Trong khi đó VKS không đưa ra chứng cứ chứng minh mà chỉ bám vào việc trao đổi của các bị cáo về việc chi lãi ngoài.
Căn cứ vào đâu mà VKS cho rằng Nguyễn Xuân Sơn ngoan cố?
Trong khi biết đâu những điều ông Sơn khai báo là sự thật, là quy buộc nặng nề đối với ông Sơn. VKS cho rằng ông Sơn nguỵ biện, trong khi trước toà ông Sơn trả lời có khi còn ấp úng, việc trả lời của ông Sơn về việc “quà cáp” là hoàn toàn hợp lý với tâm lý của doanh nghiệp, phù hợp với thực trạng xã hội.
Không có căn cứ xác định Nguyễn Xuân Sơn là đại diện phần vốn của PVN
Về tội tham ô, trước hết về chỉnh thể, luật quy định phải là người có trách nhiệm quyền hạn, có trách nhiệm quản lý tài sản. LS cho rằng cáo trạng nhầm lẫn là bị cáo Sơn là người đại diện phần vốn của PVN. Ông Sơn chỉ là đại diện cho 8% vốn của PVN trong thời gian dự bị góp vốn, sau khi thực tế góp rồi thì ông Nguyễn Ngọc Sự mới là người đại diện duy nhất tại OceanBank.
Trong thời gian Nguyễn Xuân Sơn làm TGĐ của OceanBank, PVN không hề nhận được quyết định làm đại diện vốn mà chỉ có một công văn giới thiệu. Ông Sơn cũng không có hành vi nào là người đại diện vốn góp theo lời khai của Hà Văn Thắm. Giả sử có, thì trong thời gian này ông Sơn không nhận bất cứ khoản tiền nào của ông Thắm chuyển sang.
Luật sư giả sử, nếu cho rằng ông Sơn là người đại diện phần vốn thì ông Sơn phải có chức vụ quyền hạn và quản lý tài sản của OceanBank. Vốn của PVN đưa vào thì quyền sử dụng là HĐQT, Ban điều hành của OceanBank trong khi ông Sơn đã rời khỏi OceanBank rồi.
Về mặt chủ thể không có căn cứ xác định ông Sơn là chủ thể thực hiện hành vi tham ô. Khi ông Sơn giữ chức vụ Phó TGĐ PVN thì vấn đề đặt ra là tại sao Hà Văn Thắm lại đưa tiền cho Sơn.
Luật sư xác định khách thể (là người bị chiếm đoạt) trong trường hợp này là PVN, trong khi đó, số tiền 49 tỷ đồng mà ông Sơn bị truy tố đã là tài sản của PVN hay chưa, ở đây là chưa. Theo phân tích trước đó của Hà Văn Thắm, phần vốn góp của PVN hoàn toàn không bị xâm hai, không bị mất đi. Số tiền sử dụng để chi lãi ngoài là một phần chi phí trong quá trình hoạt động của ngân hàng, không phải là lợi nhuận. Như vậy PVN đã mất đi một phần tài sản chưa xác định là của mình.
Luật sư khẳng định theo quy định của pháp luật không đủ căn cứ cấu thành tội tham ô của Nguyễn Xuân Sơn. Đây là tội danh chịu mức án cao nhất là tử hình, cũng là mức án mà VKS đề xuất với ông Sơn.14h:
Trước khi phát biểu luận cứ bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, Luật sư Tâm đồng tình với quan điểm của 2 luật sư bào chữa cho Hà Văn Thắm về việc hình sự hóa quan hệ kinh tế của các bị cáo trong vụ án này và đặt nghi vấn trong quá trình mua 0 đồng.
Về việc mua bắt buộc, LS cho rằng có phù hợp với quy định của Hiến pháp hay không? đây có phải trưng mua hay không, nếu theo thì phải áp dụng Luật trưng mua TS. Theo ông, việc mua bắt buộc là dùng quan hệ hành chính để ép buộc hành vi dân sự. Ở đây NHNN đã dùng chỉ thị hành chính để áp đặt hình thức mua đối với toàn bộ tài sản của OceanBank trong đó có phần của PVN.
Mặt khác, khi áp dụng mua bắt buộc thì phải áp dụng quy định số 48. Nếu ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt không thực hiện phục hồi thành công thì sẽ phải mua bắt buộc, khi đó NHNN sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về nghĩa vụ chi trả đối với khách hàng của ngân hàng. Mục đích đó là tốt đẹp nhưng quy trình thực hiện có đúng hay không. LS khẳng định là không.
Theo LS, Chính phủ đã quyết định dừng mua 0 đồng lại vì thấy được sự khiếm khuyết của giao dịch này. LS đặt ra vấn đề nghi vấn đối với quy trình thực hiện việc mua 0 đồng tại OceanBank khi có 2 BCTC kiểm toán với hai kết quả khác nhau.
13h50: HĐXX tiếp tục làm việc
Luật sư Nguyễn Minh Tâm – Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn – Nguyên Chủ tịch HĐTV PVN trình bày quan điểm. VKSND TP Hà Nội luận tội theo nội dung bản cáo trạng, chỉ đưa ra các số liệu nên phần luận tội của VKS chưa đảm bảo nguyên tắc chứng minh tội phạm đối với các bị cáo
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp đặt vấn đề về căn cứ xác định thiệt hại hơn 1.576 tỷ đồng của OceanBank (Ảnh: Nhật Anh) |
Tóm tắt phiên toà sáng ngày 14/9
Xét xử Hà Văn Thắm sáng 14/9: Đề nghị án chung thân đối với Hà Văn Thắm, tử hình đối với Nguyễn Xuân Sơn |
Mở đầu phiên xét xử, Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội (VKS) đưa ra quan điểm luận tội các bị cáo.
Theo bản luận tội của VKS thì bị cáo Nguyễn Xuân sơn được xác định có hành vi phạm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, trong đó Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Minh Thu, Phạm Hoàng Giang, Hoàng Thị Hồng Tứ bị cáo Hà Văn Thắm là đồng phạm chủ mưu, các đối tượng còn lại là đồng phạm giúp sức thực hiện.
Bị cáo Sơn và các đối tượng khác là người đã giúp sức trong việc triển khai việc chi chăm sóc khách hàng của Hà Văn Thắm do vậy đã đồng phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về Quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ngoài ra, ông Sơn bị quy kết có hành vi chiếm đoạt 49,3 tỷ đồng là tiền của PVN nên cấu thành tội “Tham ô tài sản”. Với các tội danh này, VKS đề nghị tổng mức hình phạt mà bị cáo Sơn phải chấp hành là tử hình.
Với các tội danh tham ô tài sản; Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; bị cáo Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank bị đề nghị tổng mức hình phạt là Chung thân.
Các mức án Viện kiểm sát đề nghị trong vụ án Hà Văn Thắm |
Sau phần luận tội và đưa ra các bản án của VKS, Luật sư bào chữa cho Hà Văn Thắm đã đưa ra các căn cứ lý lẽ để bào chữa cho các tội danh của bị cáo.
Theo luật sư Đào Hữu Đăng, thời điểm đó không chỉ riêng OceanBank chi lãi ngoài 1.576 tỷ đồng mà còn có rất nhiều Ngân hàng khác cũng sử dụng biện pháp tương tự. Cáo trạng chỉ xử lý OceanBank là không thỏa đáng.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho rằng căn cứ xác định thiệt hại về hành vi cố ý làm trái là đơn phương từ CQĐT, chưa có xem xét bởi một đơn vị độc lập khác do vậy kết quả này là duy ý chí, là hình sự hoá quan hệ kinh doanh ngân hàng. Tất cả những việc kiểm soát theo Thông tư 02 và chỉ thị 02 là mang tính hành chính, không có bất kỳ một dẫn chiếu nào quy định rằng tuỳ mức độ vi phạm nặng nhẹ mà có thể xử lý hành chính hoặc hình sự.
Đối với khoản 1.576 tỷ đồng, trên góc độ kinh doanh thì đây phải là một loại chi phí hoạt động. Luật sư cũng nhắc lại trước đó, Đại diện VKS đã cho rằng là đây là việc hạch toán nhầm TK, nếu như vậy thì có thể điều chỉnh hạch toán. Luật sư cho rằng với kết quả kinh doanh như vậy có thể xem xét giảm nhẹ tội với các bị cáo.
Luật sư chỉ rõ có "nghịch lý trong việc xác định thiệt hại", ngay cả nguyên đơn dân sự là Ngân hàng Đại Dương mới cũng không xác định được mình mất bao nhiêu, trong hoàn cảnh nào, yêu cầu ai trả. Không đưa ra được chi tiết nào thể hiện mình là người thiệt hại mà yêu cầu được bảo vệ.
Ngoài ra, Luật sư Thiệp cũng tiếp tục đặt vấn đề trong việc minh bạch thông tin đối với các cổ đông cũ trước khi NHNN quyết định mua 0 đồng đối với OceanBank. Vấn đề 2 báo cáo tài chính kiểm toán với nội dung khác nhau, yêu cầu đền bù từ các cổ đông cũ cho ngân hàng mới,...
Vụ Hà Văn Thắm mở rộng: Khởi tố vụ án 'chiếm đoạt tài sản' tại 3 công ty ngành dầu khí Ngày 13/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố 3 vụ án hình sự lạm dụng chức ... |
Những dấu hỏi xoay quanh việc OceanBank bị mua lại 0 đồng Nhiều sai phạm trong quá trình cho vay dẫn đến khối nợ xấu khổng lồ, âm vốn chủ sở hữu đến 2,5 lần là những ... |
1.576 tỷ đồng chi lãi ngoài của OceanBank: Thiệt hại người cũ, bồi thường người mới? Liên quan đến con số thiệt hại tại OceanBank 1.576 tỷ đồng do chi vượt trần lại suất, đại diện OceanBank mới cho hay: “Chúng ... |