|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

VPA cảnh báo việc 'xù' hợp đồng xuất nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam

19:06 | 07/02/2017
Chia sẻ
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cảnh báo một số nhà nhập khẩu nước ngoài 'xù' hợp đồng giao xa hạt tiêu đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
vpa canh bao viec xu hop dong xuat nhap khau ho tieu viet nam
VPA cảnh báo việc "xù" hợp đồng xuất nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam (Ảnh: Nhipcaudautu.vn)

Theo VPA, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu trong nước cho biết một số nhà nhập khẩu nước ngoài đã 'xù' hợp đồng giao xa hạt tiêu. Không những vậy, tình trạng này ngày càng gia tăng.

Cụ thể, một công ty hội viên VPA gần đây có ký hợp đồng bán 75 tấn hạt tiêu đen loại 500gr/l FAQ cho công ty Ankit General Trading LLC, với giá là 5.850 USD/tấn giao theo điều kiện CNF tại cảng Jebel Ali. Phương thức giao hàng là 25 tấn mỗi tháng trong tháng 2, 3 và 4/2017. Tuy nhiên, đến cuối tháng 1/2017, Ankit General Trading LLC thông báo hủy hợp đồng với lý do công ty của Việt Nam đã "xù" hợp đồng từng ký với khách trong năm 2015.

Lý do này đưa ra là hoàn toàn bịa đặt bởi trước đó công ty của Việt Nam chưa hề ký bất kỳ hợp đồng nào với Ankit General Trading LLC. Theo VPA, nếu thực sự có xảy ra chuyện "xù" hợp đồng vào năm 2015 thì không bao giờ Ankit GT tiếp tục giao dịch mua bán với một công ty đã "xù" hợp đồng trước đó.

VPA dự kiến, năm 2017 là năm thương mại xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi giá cả biến động, chất lượng không ổn định có thể khiến việc giao dịch mua và bán hồ tiêu của doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro.

Để đảm bảo an toàn doanh nghiệp xuất khẩu, VPA cảnh báo với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước thận trọng hơn trong việc giao dịch ký hợp đồng mua bán với các khách hàng, nên bán hàng theo kiểu hình thức giao ngay và cần cẩn thận trong các hợp đồng giao xa.

Hồng Vũ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.