|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

VN-Index giảm 1,59% tuần qua, DST và KLF tăng trần 10 phiên liên tiếp

11:06 | 03/12/2016
Chia sẻ
VN-Index giảm 1,59% còn HNX-Index giảm 0,22% tuần qua. KPF, DST và KLF là các mã tăng mạnh nhất trong khi DHM, RIC, HQC, KSH giảm mạnh nhất.

Tuần giao dịch 28/11-2/12, VN-Index có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, đóng cửa tại 665,14 điểm, giảm 1,59% so với cuối tuần trước. Thị trường giảm mạnh 2 phiên đầu tuần, sau đó hồi phục 2 phiên và cuối cùng giảm nhẹ phiên cuối tuần.

Tăng giá mạnh nhất tuần qua là cổ phiếu KPF, với cả 5 phiên tăng trần, tương ứng mức tăng gần 40%, lên 11.200 đồng/cổ phiếu. Tính cả tuần trước KPF đã có chuỗi 8 phiên tăng giá liên tiếp trong đó 6 phiên tăng trần. Thanh khoản KPF ở mức trung bình, với lượng giao dịch trong khoảng 100-200 nghìn đơn vị mỗi phiên.

Đứng sau KPF là 2 cổ phiếu MDG và HAI, cùng tăng hơn 18%, DRH tăng 14%, VHC và HCD cùng tăng gần 12%.

Ở chiều giảm giá, DHM, RIC, HQC và KSH cùng giảm trên 20%. DHM giảm cả 5 phiên tuần qua trong đó 4 phiên giảm sàn.

HQC gây chú ý khi liên tục bị bán tháo. Riêng phiên cuối tuần, lượng dư bán giá sàn lên tới gần 30 triệu đơn vị. Tính cả tuần trước, HQC đã giảm 7 phiên liên tiếp trong đó 3 phiên gần nhất đều giảm sàn.

KSH sau khi tăng trần 17 phiên liên tiếp đã quay đầu giảm sàn 4 phiên liên tiếp.

Bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng giảm 3 phiên và tăng 2 phiên, đóng cửa tại 81,17 điểm, giảm 0,22% so với tuần trước.

DST tăng trần cả 5 phiên tuần qua, chốt tuần tăng 60% so với cuối tuần trước. DST đã tăng trần suốt 10 phiên liên tiếp, từ 13.200 đồng lên 33.600 đồng/cổ phiếu.

KLF cũng tăng trần cả 5 phiên, mức tăng 50%, lên 3.900 đồng/cổ phiếu. Tương tự DST, cổ phiếu KLF cũng đã tăng trần suốt 10 phiên gần đây.

Xếp sau 2 mã trên là PCN, tăng 34% và hàng loạt cổ phiếu tăng trên 25%.

Trong khi đó, chiều giảm giá có CLM, NBC, PEN cùng giảm trên 15%.

Gia Linh

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.