|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines, Air France ký hợp đồng liên doanh

21:29 | 11/10/2017
Chia sẻ
Việc ký kết hợp đồng liên doanh giữa hai hãng hàng không nhằm khai thác tối đa sự lựa chọn cho hành khách của hai bên tại 50 điểm đến tại châu Âu của Air France và 21 điểm đến nội địa của Vietnam Airlines.
vietnam airlines air france ky hop dong lien doanh
Vietnam Airlines và Air France đã ký hợp đồng hợp tác liên doanh nhằm khai thác tối đa các thị trường, điểm đến của mỗi bên Ảnh:TL

Để tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng, tiếp cận các điểm đến quốc nội và quốc tế thuận lợi hơn, Vietnam Airlines và Air France đã ký hợp đồng liên doanh trên đường bay giữa Việt Nam và Pháp hôm 10-10. Hợp đồng liên doanh giữa hai hãng sẽ bắt đầu được triển khai từ ngày 1-11-2017.

Theo đó, Vietnam Airlines và Air France cam kết cung cấp thêm nhiều lựa chọn và sự thuận tiện hơn cho hành khách thông qua kết hợp mạng bay của hai hãng, cũng như thông qua các trung tâm trung chuyển của khu vực và thế giới là sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Paris-Charles De Gaulle tới 50 điểm đến ở châu Âu của Air France (so với 14 điểm như hiện tại) và 21 điểm nội địa của Vietnam Airlines, từ đó tiếp tục kết nối với mạng đường bay của các hãng thành viên trong Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam đến hơn 1.000 điểm đến toàn cầu.

Pháp là một trong những thị trường lớn và quan trọng nhất của Vietnam Airlines tại châu Âu, đặc biệt từ khi mở đường bay thẳng đầu tiên đến Paris vào năm 2003. Dung lượng khách hàng năm giữa Việt Nam – Pháp đạt khoảng 400.000 khách. Năm 2016, riêng Vietnam Airlines đã vận chuyển gần 300.000 lượt hành khách trên đường bay thẳng giữa hai nước.

Vietnam Airlines hiện có tần suất khai thác lớn nhất trên đường bay Việt – Pháp lên tới 10 chuyến bay/tuần kết nối giữa Hà Nội, TPHCM với Paris bằng tàu bay Airbus A350. Air France hiện đang khai thác 3 chuyến bay một tuần từ Paris-Charles De Gaulle đi TPHCM.

Theo các quy định về thương quyền vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế ở mỗi một quốc gia, các hãng hàng không trong nước và quốc tế đến các quốc gia đó có các thương quyền khác nhau theo các cấp độ từ thương quyền thứ nhất đến thương quyền thứ 5.

Kèm theo thương quyền là việc hãng hàng không có thể đón khách ở cấp độ nào. Ví dụ như vận chuyển khách đến rồi nhận khách tại nước sở tại và bay về điểm khởi hành; hoặc bay đến rồi nhận thêm khách bay đến nước thứ ba… Tuy nhiên các thương quyền vận chuyển nội địa thường được cơ quan quản lý hàng không quản lý khá chặt để tạo điều kiện cho các hãng không mỗi nước nói riêng.

vietnam airlines air france ky hop dong lien doanh Vietnam Airlines sẽ chuyển sàn trong năm 2018, tìm kiếm NĐT chiến lược để nhà nước thoái vốn

Vietnam Airlines sẽ tìm kiếm thêm nhiều nhà đầu tư chiến lược để chuẩn bị cho kế hoạch thoái vốn của nhà nước. Theo kế hoạch, ...

Lan Nhi

Nhập khẩu thép từ Trung Quốc cao kỷ lục, đà phục hồi ngành thép trong nước vẫn chưa chắc chắn
Với đà phục hồi hiện nay, dự báo sản xuất thép thành phẩm năm 2024 có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023. Tuy nhiên, sự phục hồi này không chắc chắn và các doanh nghiệp thép còn gặp nhiều khó khăn, nhất là sức ép từ thép Trung Quốc.