|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Việt Nam xuất siêu trở lại trong tháng 9

10:25 | 29/09/2021
Chia sẻ
Sau 5 tháng nhập siêu liên tiếp, Việt Nam đã xuất siêu 0,5 tỷ USD trong tháng 9. Mặc dù vậy, tính chung trong 9 tháng đầu năm, cả nước vẫn nhập siêu hơn 2 tỷ USD.

Theo Tổng Cục Thống kê, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 9 giảm 2% so với tháng 8. Mặc dù vậy, Việt Nam ước tính xuất siêu 0,5 tỷ USD trong tháng này sau 5 tháng liên tiếp nhập siêu.

Tuy nhiên, tính chung 9 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu hơn 2 tỷ USD. Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái, Việt Nam xuất siêu hơn 16 tỷ USD.

Việt Nam xuất siêu trở lại trong tháng 9 - Ảnh 1.

Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2020 - tháng 9/2021. (Số liệu: Tổng Cục Thống kê, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Trong tháng 9, Việt Nam kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 27 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng 8.

Kim ngạch xuất khẩu quý III/2021 ước tính đạt 83,89 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước và tăng 7,2% so với quý II năm nay (tăng 7% so với quý I). 

Tính chung 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 240,5 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt gần 70 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. 

Việt Nam xuất siêu trở lại trong tháng 9 - Ảnh 2.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm. (Số liệu: Tổng Cục Thống kê, Biều đồ: H.Mĩ)

Ước tính tháng 9, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 26,5 tỷ USD, giảm 3,1% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. 

Kim ngạch nhập khẩu quý III/2021 ước tính đạt 84,55 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,5% so với quý II năm nay. 

Tính chung 9 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 242,65 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 81,3 tỷ USD, tăng 41,1% so với cùng kỳ năm trước. 

Việt Nam xuất siêu trở lại trong tháng 9 - Ảnh 3.

Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm. (Số liệu: Tổng Cục Thống kê, Biều đồ: H.Mĩ)

Trong quý III, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Hàng loạt doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu ở khu vực phía Nam phải thực hiện 3 tại chỗ dẫn đến công suất sản xuất suy giảm, thậm chí phải đóng cửa vì chi phí tăng cao. 

Nhiều ngành tỏ ra lo ngại việc giảm công suất sẽ không đáp ứng được các đơn hàng nước ngoài. Ngành thủy sản là một ví dụ khi công suất giảm tới 60 - 70%. Một số doanh nghiệp lớn cho biết họ không dám nhận thêm đơn đặt hàng vì công suất không đáp ứng được.

Bên cạnh đó, cước vận tải tăng phi mã và khan hiếm container rỗng khiến doanh nghiệp xuất khẩu điêu đứng và không thể xuất hàng đi.

Tính từ đầu năm đến nay, cước vận tải đường biển sang các thị trường châu Âu và Mỹ tăng 5 - 10 lần so với đầu năm 2020.

H.Mĩ

Triển vọng và ba tiêu chí lựa chọn cổ phiếu bất động sản cho năm 2025
Trong khi nhà đầu tư và giới phân tích vẫn đang có quan điểm khá thận trọng về triển vọng đầu tư với cổ phiếu bất động sản, ông Đào Hồng Dương, Giám đốc Phân tích ngành và cổ phiếu của CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) đánh giá khả quan về nhóm ngành này.