|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Việt Nam thiếu doanh nghiệp 'đầu tàu' trong phát triển công nghiệp hỗ trợ

15:25 | 19/12/2018
Chia sẻ
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ ra các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, Việt Nam còn thiếu các doanh nghiệp đầu tàu, đủ khả năng dẫn dắt các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phát triển.
viet nam thieu doanh nghiep dau tau trong phat trien cong nghiep ho tro Công nghiệp hỗ trợ yếu kém sẽ khó có ô tô giá rẻ

Tại Hội nghị bàn giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ,Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết thực trạng chung của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện nay là quy mô và năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn nhiều hạn chế. Số doanh nghiệp ít, năng lực sản xuất còn rất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu.

viet nam thieu doanh nghiep dau tau trong phat trien cong nghiep ho tro
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Bộ Công Thương

Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ ra các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn thiếu các doanh nghiệp đầu tàu, đủ khả năng dẫn dắt các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phát triển.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, số doanh nghiệp đang hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tạo việc làm cho hơn 550.000 lao động.

Bộ Công Thương cho biết những năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều quy định nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cơ chế, chính sách cho lĩnh vực này vẫn cần hoàn thiện, vẫn còn khoảng cách từ chính sách đến thực tiễn. Chẳng hạn, chính sách thu hút các doanh nghiệp FDI chưa gắn với các ràng buộc về trách nhiệm phát triển hệ thống nhà cung ứng nội địa tại Việt Nam.

Qua các năm gần đây, ngành công nghiệp chế tạo, chế biến chiếm tỷ trọng cao, gần 90% trong tổng doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, nhưng chỉ đóng góp khoảng gần 14% GDP, giá trị gia tăng rất thấp so với các ngành công nghiệp khác.

Bộ Công Thương nhận định phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất và kỹ năng lao động, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cho sản phẩm và chất lượng nền kinh tế Việt Nam.

Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất để Việt Nam tăng trưởng bền vững trong dài hạn, nâng cao chất lượng nền kinh tế.

Xem thêm

Đức Quỳnh

NHNN bơm gần 25.000 tỷ qua kênh OMO, lãi suất lên cao nhất trong gần một năm
Ngày 22/5, NHNN đã có động thái nâng lãi suất cho vay qua kênh OMO lên 4,5%/năm. Đây có thể là động thái tiếp theo của nhà điều hành nhằm đẩy lãi suất thị trường 2, giúp giảm áp lực tỷ giá.