Vì sao vụ phân bón Thuận Phong chưa khởi tố hình sự?
ĐB Hồ Văn Năm (Đồng Nai) cho biết, Đồng Nai tiếp tục xin ý kiến về xử lý vụ phân bón Thuận Phong. |
Tại phiên thảo luận về tình hình phát triển kinh tế, xã hội chiều nay (31/10), trong khi đề cập đến vấn đề giám sát của cơ quan dân cử, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đã nhắc đến vụ việc phân bón Thuận Phong- một vụ việc từ năm ngoái đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
ĐB Nhưỡng cho biết: “Có một số vụ việc tôi thấy chìm xuồng, như vụ phân bón Thuận Phong (Đồng Nai) về phân bón giả. Tôi thấy cứ “lờ lững” mãi mà chưa thấy các đoàn ĐB Quốc hội lên tiếng".
Đáp lời về ý kiến trên, ĐB Hồ Văn Năm của Đồng Nai đã “lên tiếng”. Theo ông Năm, quan điểm Đồng Nai, kể cả cấp ủy, chính quyền, đoàn ĐB Quốc hội của tỉnh cũng lên án quyết liệt với hàng gian, hàng giả. Đây là vấn đề bức xúc của cư tri, ảnh hưởng rất lớn đời sống của người dân.
Theo ông Năm, vụ phân bón Thuận Phong do cơ quan Trung tương phát hiện, điều tra ban đầu, sau đó vụ việc và chuyển cho Đồng Nai xử lý. Lúc đầu, cơ quan cơ Trung ương điều tra cũng đề nghị các cơ quan tư pháp của Đồng Nai, kết luận vụ Thuận Phong là hàng giả. Tuy nhiên, phải chờ xem xác định có đúng hàng gian, hàng giả mới khởi tố hình sự được.
Qua quá trình giám định, xác định đã có nhiều ý kiến khác nhau như Bộ KH&CN, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Công an…Tới 5 bộ có quan điểm khác nhau về việc “có đúng đó là hàng giả hay không”.
Liên quan vụ việc này, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình kết luận và giao cho Bộ Công an điều tra, xử lý, quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng.
Cơ quan điều tra, viện kiểm soát, tòa án các ngành tố tụng của Đồng Nai đã vào cuộc và từng xác định, vụ phân bón Thuận Phong chưa có dấu hiệu tội phạm, nên không khởi tố vi phạm hình sự. |
Sau đó, Bộ Công an đã chuyển vụ việc về cho Công an Đồng Nai. Trong quá trình điều tra thụ lý, cơ quan điều tra, viện kiểm soát, tòa án các ngành tố tụng của Đồng Nai đã vào cuộc và xác định, vụ phân bón Thuận Phong chưa có dấu hiệu tội phạm, nên không khởi tố vi phạm hình sự.
Theo ĐB Năm, tỉnh cũng báo cáo, xin ý kiến của cơ quan Trung ương, đặc biệt cơ quan điều tra của tỉnh đã xin ý kiến của Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân tối cao. “Qua phản ánh, những bức xúc của các ĐB Quốc hội, cũng như các chuyên gia có ý kiến, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã chỉ đạo Viện Kiểm sát Đồng Nai, quyết định không khởi tố và giao lại cho cơ quan điều tra, tiếp tục xác minh làm rõ, để xử lý”-ông Năm nói.
ĐB Hồ Văn Năm cũng cũng cho biết, hiện Ban Nội chính Trung ương vào cuộc, các cơ quan tư pháp, cấp ủy của Đồng Nai cũng đã báo cáo, xin ý kiến để xử lý. Bởi, khởi tố hay không khởi tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến chính sách, chế độ, và nhân phâm, danh dự của doanh nghiệp đó, kể cả phá sản. Cân nhắc rất kỹ để trước khi tiến hành khởi tố.
“Đặc biệt, Ban tổ chức Tỉnh ủy đã xin ý kiến của Ban tổ chức Trung ương, đề nghị họp các cơ quan tố tụng Trung ương và địa phương, thống nhất và đưa ra quyết định cuối cùng có khởi tố hay không khởi tố, để xử lý cho đúng người dúng tội”- ông Năm nói.
‘Mỗi năm, Việt Nam thất thu khoảng 170 tỷ USD từ khối DN FDI do hoạt động chuyển giá’
ĐBQH đoàn Bình Dương Phạm Trọng Nhân nhấn mạnh nghịch lý: càng lỗ, doanh nghiệp FDI càng mở rộng sản xuất; mỗi năm Việt Nam ... |