VEAM được chấp thuận thành công ty đại chúng, chuẩn bị niêm yết HOSE
Ngày 5/9/2017, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM).
VEAM tiền thân là Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con, thuộc Bộ Công thương được thành lập ngày 12/5/1990.
Ngày 18/1/2017, theo quyết định 4874/QĐ-BCT về việc cổ phần hoá, VEAM tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với vốn điều lệ là 13.288 tỷ đồng.
VEAM hiện có 27 đơn vị thành viên bao gồm các công ty con là công ty TNHH Nhà nước một thành viên, các công ty cổ phần, công ty liên kết, các chi nhánh phụ thuộc và 1 viện nghiên cứu.
Hiện Bộ công thương đang là cổ đông lớn nhất của VEAM, sở hữu 88,7% vốn. Mới đây, Chính phủ vừa công bố danh sách thực hiện thoái vốn Nhà nước giai đoạn 2017 – 2020, trong đó Bộ Công Thương dự kiến thoái 52,47% vốn tại VEAM trong năm 2017. Đến năm 2020, Bộ Công Thương sẽ thoái tiếp 36% vốn tại VEAM, gần như thoái toàn bộ vốn cổ phần tại công ty này.
VEAM có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE trong quý IV/ 2017, chuyển hướng từ kế hoạch ban đầu là chờ đợt thoái vốn xuống mức nắm giữ 51% của Bộ Công Thương.
Năm 2017, VEAM lên kế hoạch 3.530 tỷ đồng doanh thu, 400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và tỷ lệ cổ tức dự kiến là 16%.
Bộ Công Thương dự kiến thoái 25% vốn Petrolimex, 88% vốn VEAM Bộ Công Thương dự kiến thoái vốn tại 4 doanh nghiệp lớn, trong đó thoái vốn tối thiểu tại Petrolimex 24,86% trong năm 2018 và ... |
VEAM dự kiến lên sàn HOSE trong quý IV năm 2017 VEAM được thành lập vào năm 1990 với tư cách là công ty Nhà nước thuộc sở hữu của Bộ Công thương. Công ty được ... |
IPO VEAM: Lượng đăng ký mua bằng 89% lượng chào bán 240 nhà đầu tư đăng ký đăng ký mua 149,5 triệu cổ phần, trong đó 15 nhà đầu tư tổ chức. |