|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

VDB muốn xin cơ chế riêng để phân loại nợ

15:06 | 08/05/2017
Chia sẻ
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) vừa có văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng của VDB.
 
VDB xin cơ chế riêng để phân loại nợ.

Theo đó, VDB đề nghị NHNN hướng dẫn thực hiện phân loại nợ đối với toàn bộ tài sản Có của VDB. Trong đó, các khoản nợ VDB không chịu rủi ro hoặc không có khả năng mất vốn được phân loại theo cơ chế riêng. Còn lại các khoản nợ khác thực, VDB hiện phân loại nợ bình thường như ngân hàng thương mại.

Đối với việc dự phòng rủi ro, VDB đề nghị NHNN hướng dẫn phương pháp trích lập dự phòng phù hợp với đặc điểm hoạt động của VDB. Phương pháp xác định giá trị và tỷ lệ chiết khấu đối với tài sản bảo đảm tiền vay để VDB chủ động xây dựng nhu cầu dự phòng rủi ro đối với từng nhóm nợ xấu.

Trước đó, NHNN đã ban hành Thông tư số 24/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của VDB.

Tuy nhiên, Thông tư này không điều chỉnh việc phân loại đối với nợ cho vay từ nguồn vốn ODA, nợ nhận bàn giao từ các tổ chức tiền thân của VDB, nợ cho vay có nguồn trả nợ từ ngân sách nhà nước, nợ cho vay theo hiệp định Chính phủ và nhiều khoản nợ khác mà VDB cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh.

Năm 2016, VDB có dư nợ tín dụng đạt 300.383 tỷ đồng, giảm 4,5% so với năm 2015. Trước đó, theo Quyết định 46 của Thủ tướng Chính phủ, VDB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 1% so với năm 2016. Dư nợ tín dụng bình quân xuất khẩu đạt 7.000 tỷ đồng. Tín dụng vốn nước ngoài (vốn ODA cho vay lại) đạt 9.112 tỷ đồng.

VDB: Dư nợ tín dụng đạt 300.383 tỷ đồng, giảm 4,5%

Về nhiệm vụ năm 2017, VDB sẽ tiếp tục tái cơ cấu khoản vay và vốn góp vào Vidifi; quản lý, khai thác an toàn, ...

Về huy động vốn, VDB đã huy động được trên 35.500 tỷ đồng, trong đó có gần 21,5 nghìn tỷ đồng được huy động từ trái phiếu Chính phủ. Nguồn vốn cơ bản đáp ứng nhu cầu giải ngân các dự án, khoản vay.

Tiến Vũ