|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Vay tiêu dùng, tránh 'bẫy' lãi suất như thế nào?

11:31 | 12/07/2017
Chia sẻ
Luật sư Trương Thanh Đức đưa ra một số lưu ý về vay tiêu dùng ở các công ty tài chính, trong đó lưu ý người dân cần tỉnh táo và hiểu rõ câu chữ của hợp đồng tín dụng để tránh 'bẫy' lãi suất cao.
vay tieu dung tranh bay lai suat nhu the nao Vì đâu lãi suất cho vay tiêu dùng cao gấp 3 lần lãi vay ngân hàng?

Hoạt động cho vay tiêu dùng được xem là động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ...

Tại buổi tọa đàm về Phát triển tài chính bán lẻ, Cơ hội thúc đẩy tiêu dùng - Phục vụ tăng trưởng kinh tế Việt Nam diễn ra sáng 12/7, Luật sư Trương Thanh Đức - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Chủ tịch Công ty Luật BASICO cho biết trong tương lai, đầu tư tài chính cho tiêu dùng sẽ tiếp tục phát triển mạnh góp phần giảm cho vay nặng lãi, tín dụng đen. Theo đó, cần có nhìn nhận đúng về vai trò của các công ty tài chính cũng như từ chính người tiêu dùng và cơ quan chức năng.

vay tieu dung tranh bay lai suat nhu the nao
Vay tiêu dùng. (Ảnh minh họa).

Xét trên phương diện người tiêu dùng, luật sư Đức khuyên trước hết, người dân cần nhận thức khi tự nguyện ký vào hợp đồng vay tín dụng tiêu dùng, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đã đồng ý với tất cả các điều khoản trong hợp đồng, nhất là về thời hạn trả nợ lãi suất trong hạn cũng như quá hạn.

Nếu khách hàng không đọc kỹ, không tìm hiểu vấn đề sẽ nghĩ mình bị lừa khi phải trả số nợ quá cao. Lãi suất, thời hạn, điều kiện vay, công thức tính toán,… tương đối cụ thể, rõ ràng nhưng ít người vay quan tam và không độc kỹ thì sẽ không hiểu, luật sư lưu ý.

Đến lúc phải trả nợ gốc và lãi, nhất là phải áp dụng chế tài phạt trả chậm, tức áp mức lãi quá hạn thì khách hàng mới giật mình tưởng rằng bị lừa.

Ngoài ra, LS Đức cũng khuyến cáo người dân không loại trừ trường hợp câu chữ trong hợp đồng không thật sự rõ ràng, việc tư vấn, giải thích không đầy đủ, nên khách hàng không hiểu được hoặc hiểu nhầm nên cũng có cảm giác bị lừa. Điều này thường hay xảy ra đối với phương thức cho vay tính lãi cố định trên dư nợ ban đầu.

Luật sư dẫn chứng trường hợp như vay 10 triệu đồng trong một năm với lãi suất 5%/tháng, số nợ gốc chỉ còn 1 triệu đồng nhưng vẫn phải trả lãi 500 nghìn đồng/tháng, tức lên đến 50%/tháng. Điều này khác xa so với trả lãi theo số dư thực tế, khi dư nợ chỉ còn 1 triệu đồng thì chỉ phải trả 50 nghìn đồng, tức vẫn 5%/tháng.

Do đó, trước khi đặt bút ký vào hợp đồng, người vay cần cân nhắc kỹ khả năng trả nợ của mình. Nếu vi phạm hợp đồng, các công ty tài chính phải xử lý theo đúng quy định pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng. Công ty tài chính có thể được phép cho vay với lãi suất 30-40%/năm hay cao hơn. Những chế tài như đôn đốc, thúc giục, kiện ra tòa, xử lý tài sản… đều được pháp luật cho phép, LS Đức lưu ý.

Mặt khác, các công ty tài chính phải ráo riết, phải làm mạnh để thu hồi vốn nhằm bảo đảm an toàn vốn và hiệu quả kinh doanh, chứ không thể châm chước, ưu ái cho khách hàng. Cho vay sản xuất kinh doanh thì lãi suất thấp, còn được xem xét nhiều yếu tố để gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, rồi miền giảm lãi…

Còn cho vay tiêu dùng thì gần như không có các khải niệm trên, luật sư nhấn mạnh. Do đó, đã không trả nợ thì thường bị áp chế tài rất nặng và nhanh, ít có độ trễ như cho vay sản xuất kinh doanh. Chậm trả nợ trong cho vay tiêu dùng thì lãi tăng thêm rất nhanh, chẳng mấy chốc số lãi nhiều hơn gốc.

LS Đức cũng lưu ý thêm, Bộ luật Dân sự 2015 còn cho phép thu thêm khoản lãi 10% tính trên số tiền lãi chậm trả so với trước đây.

Tiến Vũ