|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Uỷ ban Kinh tế: 'Tiền điện tử, tiền ảo diễn biến phức tạp'

12:05 | 14/05/2018
Chia sẻ
 “Tình trạng sử dụng tiền điện tử, tiền ảo diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải xây dựng khung pháp lý để quản lý. Một số quỹ tín dụng nhân dân hoạt động chưa hiệu quả, yếu kém, thậm chí vi phạm pháp luật”, Uỷ ban Kinh tế nêu.
uy ban kinh te tien dien tu tien ao dien bien phuc tap Đổ xô tìm việc liên quan đến blockchain
uy ban kinh te tien dien tu tien ao dien bien phuc tap Cựu quản lý quỹ đầu tư Mỹ khuyên mua tiền ảo
uy ban kinh te tien dien tu tien ao dien bien phuc tap Quản lý tiền điện tử để ngăn chặn những người 'bán trời không văn tự'
uy ban kinh te tien dien tu tien ao dien bien phuc tap
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Làm rõ hiện tượng đầu cơ, tăng giá đất đặc khu

Tại phiên họp Thường vụ Quốc hội ngày 14/5, báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; kết quả thực hiện những tháng đầu năm 2018, Uỷ ban Kinh tế đã chỉ ra nhiều tồn tại hạn chế, cần phải được làm rõ.

Đáng lưu ý là thị trường bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tại một số địa phương, nhất là các địa điểm chuẩn bị hình thành đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt có hiện tượng đầu cơ, tăng giá đất đột biến trước những thông tin về cơ chế, chính sách mới đang được Quốc hội xem xét, quyết định. Một số loại hình sản phẩm mới (căn hộ khách sạn, căn hộ văn phòng…) chưa được quy định chặt chẽ.

Hay vấn đề bạo lực ở một số cơ sở y tế và giáo dục, xâm phạm danh dự, thân thể nhà giáo, y bác sỹ, thái độ của giáo viên với học sinh; hiệu quả trong tuyển sinh đại học, chế độ cho giáo viên; việc công nhận các chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, gây bức xúc trong dư luận.

Trong lĩnh vực y tế, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh chưa đáp ứng nhu cầu, chưa tương xứng với lộ trình tăng giá, có sự chênh lệch lớn giữa các tuyến, các vùng. Việc chậm xử lý sai phạm trong lĩnh vực y tế cùng với việc phát hiện các vụ sản xuất giả thuốc phòng, chữa bệnh, thực phẩm chức năng gây tâm lý lo ngại trong dư luận.

Dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng mạnh, nhưng công tác điều hành tỷ giá và lãi suất vẫn phải đối mặt với những diễn biến khó lường do tác động từ chính sách tiền tệ của một số nước lớn, tình hình chính trị trên thế giới.

“Tình trạng sử dụng tiền điện tử, tiền ảo diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải xây dựng khung pháp lý để quản lý. Một số quỹ tín dụng nhân dân hoạt động chưa hiệu quả, yếu kém, thậm chí vi phạm pháp luật, đã và đang được kiểm soát đặc biệt, từng bước xử lý bảo đảm an toàn hệ thống”, Uỷ ban Kinh tế nêu.

Cùng với đó, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Một số vụ việc liên quan đến ngành hải quan, thuế mới đây cho thấy cần sớm có giải pháp quyết liệt để loại bỏ các hành vi nhũng nhiễu, các khoản chi phí không chính thức. Việc triển khai thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chậm, việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp chưa được như mong đợi.

Tuyệt đối không hài lòng

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2017, trong tổng số 13 chỉ tiêu được Quốc hội giao, có 4 chỉ tiêu đạt kế hoạch; 8 chỉ tiêu vượt kế hoạch, tăng thêm 3 chỉ tiêu vượt kế hoạch so với số đã báo cáo Quốc hội; gồm: tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân và giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều; 1 chỉ tiêu không đạt kế hoạch so với kết quả đã báo cáo Quốc hội là chỉ tiêu giảm tỷ suất tiêu hao năng lượng trên 1 đơn vị GDP, đánh giá lại chỉ đạt 0,5% (số đã báo cáo là 1,5%).

“Năm 2017 là một năm thành công trên tất cả các mặt của nền kinh tế, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ đến nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp”, Chính phủ đánh giá.

Sang Quý I/2018, Chính phủ cho biết, tình hình kinh tế - xã hội vẫn giữ được xu thế tích cực từ cuối năm 2017, tốc độ tăng GDP ước đạt 7,38%, cao nhất trong các quý I của 10 năm trở lại đây. Tăng trưởng đồng đều ở cả 3 khu vực và cao hơn mức tăng cùng kỳ.

Kiên định thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, Chính phủ nhấn mạnh, tuyệt đối không hài lòng với những thành công ban đầu, duy trì nỗ lực chung của toàn hệ thống. Trong đó cần lưu tâm thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng hơn; củng cố chính sách tài khóa theo hướng cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công, giảm nợ xấu, mở rộng cơ sở thuế, chống thất thu thuế; phối hợp nhịp nhàng chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác; thực hiện chính sách tỷ giá chủ động, linh hoạt.

Luân Dũng

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.