|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ủy ban Giám sát Tài Chính: Tỷ giá USD thực hữu hiệu tăng khoảng 2,7% từ đầu năm

10:38 | 10/07/2017
Chia sẻ
Theo nhận định của UBGSTCQG, sức ép nhập siêu tăng cao, Fed tăng lãi suất và sự biến động khó lường của đồng Nhân dân tệ, Yên Nhật sẽ tạo áp lực tăng tỷ giá trong nửa cuối năm 2017. 
uy ban giam sat tai chinh ty gia usd thuc huu hieu tang khoang 27 tu dau nam
Biến động tỷ giá USD/VNĐ (Nguồn: HSC)

Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia (UBGSTCQG), trong tháng 6, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại (NHTM) và trên thị trường tự do tiếp tục có xu hướng giảm so với tháng trước cũng như so với đầu năm.

Tính đến ngày 20/6, tỷ giá NHTM xoay quanh mức 22.726 VNĐ/USD, giảm 0,17% so với đầu năm. Tỷ giá thị trường tự do bám khá sát và giao dịch ở mức 22.735 VNĐ/USD, giảm 1,65% so với đầu năm.

Tỷ giá trung tâm do NHNN công bố tăng khoảng 1,2%. Trong khi đó, đồng USD đã mất giá đến 5,1% và hầu hết các đồng tiền trong giỏ tiền tệ của Việt Nam đều tăng giá so với USD. Theo tính toán của UBGSTCQG, tỷ giá thực hữu hiệu vẫn mất giá khoảng 2,7% so với đầu năm.

Như vậy, có thể nhận thấy việc Fed tăng lãi suất hai lần trong 6 tháng đầu năm 2017 với những bước điều chỉnh nhỏ hiện chưa gây áp lực đối với tỷ giá.

Tuy nhiên, UBGSTCQG nhận định trong nửa cuối năm 2017, vấn đề tỷ giá sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất từ phía cầu ngoại tệ do sức ép nhập siêu tăng cao. Tính chung 6 tháng đầu năm 2017, nhập siêu đã ở mức 2,7 tỷ USD, chiếm 1,36% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Về dài hạn, với lộ trình tăng lãi suất thêm nhiều lần của Fed trong các năm tiếp theo, tỷ giá có thể sẽ chịu áp lực. Cùng với xu hướng biến động khó lường đồng Nhân dân tệ và Yên Nhật sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam.

uy ban giam sat tai chinh ty gia usd thuc huu hieu tang khoang 27 tu dau nam Tín dụng tăng trưởng tích cực, lãi suất ổn định

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (UBGSTCQG), tín dụng tháng 6 tiếp tục tăng trưởng tích cực. Ước tính đến hết tháng ...

Diệp Bình

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).