|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng… sốt ruột với nới room

07:47 | 12/07/2017
Chia sẻ
Muốn thành công trong nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) từ cận biên lên mới nổi, theo góc nhìn của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, một trong những giải pháp Việt Nam cần thực thi là phải cải thiện hơn nữa về công tác triển khai nới giới hạn sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài (nới room) theo Nghị định 60/2015/NĐ-CP.
uy ban giam sat tai chinh quoc gia cung sot ruot voi noi room
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng… sốt ruột với nới room

Báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 mới đây đề cập việc TTCK Việt Nam chưa được xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi trong đợt rà soát định kỳ (ngày 21/6/2017) của tổ chức xếp hạng thị trường MSCI.

Nguyên nhân khiến TTCK Việt Nam chưa được lên hạng có phần liên quan đến những bất cập của triển khai quy định nới room, đã được dư luận nêu lên trong gần 2 năm qua, nhưng chưa được tháo gỡ.

Theo đó, MSCI cho rằng, vẫn có giới hạn về sở hữu nước ngoài đối với các công ty ở một số ngành nghề có điều kiện và lĩnh vực nhạy cảm; ở các doanh nghiệp khác, quyền tham gia mua của nhà đầu tư nước ngoài cũng không nhiều.

Ngoài ra, một số thông tin về doanh nghiệp, các quy định về thị trường và luồng thông tin về thị trường thường không có sẵn bằng tiếng Anh, vấn đề tự do hóa thị trường ngoại hối chưa có những bước tiến rõ nét, cũng là những lý do MSCI chưa xem xét nâng hạng cho TTCK Việt Nam.

Không phải đợi MSCI nêu ra, mà thực tế là quyết sách nới room áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Nghị định 60/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán, ngay sau khi đưa vào áp dụng đã bộc lộ nhiều bất cập.

Tuy nhiên, khi MSCI chỉ ra những điểm trên cho thấy, có mối liên hệ giữa việc chậm trễ trong tháo gỡ vướng mắc nới room với việc TTCK Việt Nam chưa được vào tầm ngắm xem xét nâng hạng của MSCI.

Việc chậm trễ trong nới room cũng được Nhóm công tác thị trường vốn gửi báo cáo lên Chính phủ Việt Nam và phản ánh tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ năm nay.

Theo báo cáo này, việc chậm trễ trong nới room không chỉ đơn thuần tác động đến cải thiện khả năng thu hút dòng vốn ngoại vào doanh nghiệp, vào TTCK Việt Nam, mà còn phản ánh cái nhìn không tích cực về mức độ sẵn sàng cải cách và thực tiễn triển khai các giải pháp cải cách của nhà quản lý Việt Nam đang diễn ra chậm, chưa theo kịp mong đợi của thị trường, cũng như theo chuẩn mực và thông lệ của luật chơi quốc tế.

Thực tế cho thấy, nếu Việt Nam sớm có giải pháp hữu hiệu tháo gỡ vướng mắc cho áp dụng quy định nới room, thì không chỉ rộng cửa thu hút dòng vốn ngoại tham gia thị trường, mà đây sẽ là một trong những giải pháp góp phần giúp TTCK Việt Nam có khả năng được nâng hạng.

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, để được nâng hạng, Việt Nam cần cải thiện hơn nữa việc nới giới hạn sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài theo Nghị định 60/2015/NĐ-CP, tiếp tục giảm thiểu thủ tục cho nhà đầu tư nước ngoài, tăng cường công bố thông tin TTCK bằng tiếng Anh, từng bước nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam và tự do hóa tài khoản vốn...

Tuy bất cập của quy định nới room hiện là vấn đề nóng, nhưng đến nay các giải pháp đưa ra vẫn chưa thể hiện tính khả thi, do thực tế cho thấy đang có sự lấn cấn, thiếu thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong chấp nhận đánh đổi giữa cải thiện khả năng hút vốn ngoại cho TTCK với cái giá mà doanh nghiệp, nền kinh tế có thể sẽ phải trả nếu vốn ngoại chảy mạnh vào nhiều doanh nghiệp nội địa.

Điểm nghẽn pháp lý cũng như điểm nghẽn tâm lý đến lúc cần “cân đo” thật kỹ để có giải pháp, có câu trả lời rõ ràng về “cái van” vốn ngoại. Việc này, theo nhiều ý kiến, cần sự vào cuộc ở tầm Chính phủ để điều phối các bộ, ngành trong thống nhất sửa đổi các quy định pháp lý ở các luật khác nhau theo cùng một hướng, để chính sách, thông điệp đưa ra nhất quán thực thi, vượt qua tình trạng một số điều luật đang “vênh” nhau như hiện tại.

uy ban giam sat tai chinh quoc gia cung sot ruot voi noi room Vốn ngoại sẽ chảy mạnh vào ngân hàng nếu room được mở

Với tỷ lệ sở hữu dưới 50%, nhà đầu tư nước ngoài khó để có tiếng nói quyết định cùng hội đồng quản trị của ...

uy ban giam sat tai chinh quoc gia cung sot ruot voi noi room Có nên nới room để huy động nguồn lực nước ngoài tái cơ cấu hệ thống TCTD?

Trước kiến nghị của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB) về việc thoái vốn nhà nước, nới room ở các ngân hàng ...

uy ban giam sat tai chinh quoc gia cung sot ruot voi noi room Nới room ngân hàng đang trở nên khó khăn hơn

Ưu tiên trước mắt là giải quyết nợ xấu. Do đó, việc nới room ngành ngân hàng sẽ được xem xét theo từng trường hợp ...

Nguyễn Hữu