|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

'Từ lâu đã không còn tình trạng được mùa mất giá’

19:46 | 26/04/2018
Chia sẻ
"Hiện tại, đối với những người làm nông nghiệp như chúng tôi điều này đã không còn hợp lý. Mất mùa vẫn mất giá, được mùa vẫn được giá, vấn đề là thị trường”, ông Đỗ Hà Nam, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam kiêm Tổng Giám đốc Intimex nhận định.
tu lau da khong con tinh trang duoc mua mat gia Quảng Ngãi tìm đầu ra cho dưa hấu
tu lau da khong con tinh trang duoc mua mat gia Để không còn điệp khúc 'được mùa mất giá'

Được mùa mất giá, mất mùa vẫn mất giá, tất cả phụ thuộc vào thị trường

Ông Đỗ Hà Nam, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam kiêm Tổng Giám đốc Intimex nhận định, Việt Nam đang làm nông nghiệp rất giỏi, có những loại giống cây trồng rất tốt, cho năng suất rất cao. Ví dụ như tiêu, cà phê có thể cho sản lượng 10 tấn/ha nhưng giá cả rất cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vì vậy chỉ trong vài năm Việt Nam đã vươn lên đứng đầu thế giới và tồn tại ổn định trong những ngành này.

Như ngay cả với lúa gạo, chúng ta đã dần chuyển sang xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao nên người nông dân cũng dần điều tiết chuyển sang mua những loại giống này từ nhà khoa học hoặc tự nghiên cứu, và có những loại gạo chiếm tỷ trọng tốt, không có đối thủ cạnh tranh như gạo thơm, gạo jusmine.

Vì vậy, theo ông Hà Nam, với chất lượng giống tốt như vậy thì được mùa mất giá không còn là vấn đề, mà hiện tại mất mùa vẫn mất có thể mất giá, và được mùa vẫn có thể được giá, tất cả đều phụ thuộc vào thị trường.

“Hiện tượng được mùa mất giá đã không còn chính xác như mọi người vẫn nói. Hiện tại, đối với những người làm ngông nghiệp như chúng tôi điều này đã không còn hợp lý. Mất mùa vẫn mất giá, được mùa vẫn được giá, vấn đề là thị trường”, ông Hà Nam phát biểu tại Hội nghị giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu do Bộ Công thương tổ chức hôm 23/4.

Thị trường cũng là nhân tố được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập tới khi nói về tăng trưởng xuất khẩu và phát triển bền vững.

“Thị trường trong nước với gần 100 triệu dân cũng vô cùng quan trọng, nhưng quan trọng nhất để tăng trưởng xuất khẩu và phát triển bền vững thì cần nhìn vào thị trường toàn cầu, xem thị trường cần gì để chúng ta sản xuất, chế biến”, Thủ tướng nhận định.

Theo Thủ tướng, không có nước nào trên thế giới có thể công nghiệp hóa, trở thành một nước thu nhập cao mà không thành công trong xuất khẩu. Vì những quốc gia thành công, doanh nghiệp thành công đều coi toàn thế giới là thị trường phải vươn ra, từ đó tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm được thị trường quốc tế.

tu lau da khong con tinh trang duoc mua mat gia
"Được mùa mất giá, mất mùa vẫn mất giá", ông Hà Nam cho biết.

Hiện tại, mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc nhóm nông sản, thủy sản chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào khu vực châu Á (chiếm tới 52,7%), theo báo cáo của Bộ Công Thương. Đặc biệt, một số mặt hàng phụ thuộc vào một thị trường duy nhất (như sắn, cao su, thanh long …) nên tính bấp bênh rất cao, thiếu sự ổn định.

Ngoài ra, ông Hà Nam cũng kiến nghị các bộ ngành nên xây dựng các báo cáo dự báo thị trường hàng hóa một cách chuyên nghiệp với đầy đủ thông tin về tình hình sản xuất cả trong và ngoài nước, giúp doanh nghiệp không những có thể nắm bắt thị trường nội địa, mà cả thị trường quốc tề cũng như xu hướng để điều tiết sản xuất.

“Chúng ta có dự báo thị trường hàng hóa của các bộ, ngành nhưng cách thức phát ngôn của mình chưa đầy đủ. Ví dụ tại Mỹ, đầu năm họ đều tóm tắt tình hình sản lượng hàng hóa của cả thế giới. Báo cáo này chúng ta hoàn toàn có thể làm được nếu giao cho một bộ, ngành quản lý như Bộ Nông nghiệp Việt Nam trình bày về sản lượng tại từng quốc gia để doanh nghiệp có thể nắm được xu hướng và điều tiết sản xuất”, ông Hà Nam cho biết.

Đảm bảo chất lượng hàng hóa để giữ uy tín trên trường quốc tế

Theo ông Hà Nam, chất lượng hàng hóa của nhiều cơ sở rất tốt, nhưng cũng có đơn vị chạy theo số lượng và một số doanh nhân nước ngoài đến Việt Nam chỉ muốn mua hàng giá rẻ dẫn đến hiện tượng phá chất lượng hàng hóa.

Việt Nam đang áp dụng chính sách của các nước về tiêu chuẩn chất lượng như của EU, Mỹ ... Tuy nhiên, nếu muốn tham gia vào những thị trường khó tính, chúng ta cần có giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận sẽ giúp các doanh nghiệp thực sự muốn phát triển có thể cạnh tranh công bằng, đảm bảo chất lượng hàng hóa. Ngược lại, những doanh nghiệp nào không để đáp ứng sẽ bị thu hồi hoặc bị đình chỉ hoạt động.

Vì dụ như hoạt động xuất khẩu cá tra tiểu ngạch sang Trung Quốc làm ảnh hưởng tới uy tín hàng xuất khẩu của Việt Nam không chỉ tại quốc gia tiêu thụ lớn nhất thế giới, mà còn có thể lan sang các thị trường khác. Trong khi Trung Quốc không còn là thị trường hàng chất lượng thấp mà đã chú trọng tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), cũng như các thị trường lớn như EU, Mỹ đang rất quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, các tham tán thương mại nên tích cực quan hệ với các hiệp hội và doanh nghiệp tại quốc gia được cử đi để có thể nắm bắt thông tin, cũng như phối hợp cùng giải quyết vấn đề, ông Hà Nam cho biết thêm.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tố Tố

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.